• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Tại sao Putin qua Việt nam mà không thăm tượng đài Lê Nin ở Hà Nội vậy chúng mày

Câu trả lời cực chất của Tổng thống Ba Lan đáp trả việc một số chính trị gia phương Tây kêu gọi Ukraine nhượng bộ chủ quyền lãnh thổ để đổi lấy hoà bình

"Nếu bạn hào phóng với Nga như vậy, tại sao không cho một mảnh đất của bạn? Tại sao bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào lại phải làm hài lòng Nga? Trên cơ sở nào mà Nga xứng đáng được hưởng điều gì đó — đặc biệt là lãnh thổ của người khác?"

Cũng liên quan đến Ukraine:

Cơ qua kiểm soát vũ khí của Pháp công bố, chỉ 5 trong 67 pháo tự hành 155mm CAESAR mà Pháp chuyển giao cho Ukraine đến nay bị phá huỷ. Số còn lại đang trong tình trạng chiến đấu tốt.
 
Dữ liệu mã nguồn mở của Ukraine cho thấy Ukraine vừa để mất quyền kiểm soát 196km² lãnh thổ... vào tay bọn Nga chỉ trong 7 ngày, đổi lại gần 9.800 con ngú bị giết chết, chưa kể những con đầu hàng!

Nếu cứ đà này, khi chưa tiến vào đến Kiev, Nga chỉ còn mỗi con KGB - 72 tuổi ngồi boogke húp cháo!
 
Khoảng 200 lính Triều Tiên đã đào thoát sang Hàn Quốc sẵn sàng nhận nhiệm vụ đến Ukraine để tiến hành “cuộc chiến tâm lý” với binh lính Triều Tiên đang chiến đấu cho Nga.

Họ cho biết, họ có đủ khả năng làm suy yếu tâm lý lính Triều Tiên, bởi họ hiểu về những người lính này hơn ai hết.

Cùng đó, Reuters dẫn lời Lầu Năm Góc cho biết sẽ không có thêm bất kỳ hạn chế mới nào đối với việc sử dụng vũ khí của Mỹ nếu CHDCND Triều Tiên tham chiến.

Phía Ukraine cho biết, chừng 300 lính Triều Tiên bắt đầu tham chiến ở Kursk. Tuy nhiên, đây không phải là lính tinh nhuệ mà toàn là lính mới với vóc dáng gầy gò, thiếu dinh dưỡng.
 
Hiện tại, chính sách thuế quan được Trump công bố sau khi nhậm chức tại Nhà Trắng đại khái như sau:

1. Hủy bỏ quan hệ đối tác thương mại bình thường lâu dài của Trung Quốc; áp dụng thuế xuất nhập khẩu bổ sung 10% đối với các quốc gia không phải Trung Quốc; tăng thuế suất nhập khẩu của Trung Quốc lên khoảng 60% và áp thuế 100% đối với ô tô do Trung Quốc sản xuất ở Mexico.

2. Thuế bổ sung 50% đối với các sản phẩm điện tử cao cấp của Châu Âu và thuế bổ sung 20% đối với hàng hóa Châu Âu không phải là sản phẩm điện tử cao cấp. Đồng thời, nước này tuyên bố sẽ giảm sự phụ thuộc vào năng lượng vào Châu Âu.

3. Áp thuế bổ sung 40% đối với ô tô và sản phẩm điện tử của Nhật Bản, cáo buộc Nhật Bản cạnh tranh thương mại không lành mạnh.

4. Thêm mức thuế 30% đối với các dịch vụ phần mềm và thuốc của Ấn Độ, cho rằng chính sách thương mại của Ấn Độ không có lợi cho Hoa Kỳ.

5. Áp dụng mức thuế bổ sung 25% đối với các sản phẩm điện tử và phụ tùng ô tô của Hàn Quốc, yêu cầu Hàn Quốc tăng chi tiêu quân sự cho Hoa Kỳ.

6. Thêm mức thuế 40% đối với nông sản Brazil với lý do trợ cấp nông nghiệp của Brazil ảnh hưởng đến lợi ích của nông dân Mỹ.

7. Thêm mức thuế 30% đối với tài nguyên khoáng sản của Australia, cáo buộc Australia không đủ tích cực trong đàm phán thương mại.

8. Mức thuế bổ sung 25% đối với gỗ và các sản phẩm dầu mỏ của Canada đã gây ra tranh chấp thương mại giữa Canada và Hoa Kỳ.

9. Thêm mức thuế 50% đối với các sản phẩm năng lượng của Nga để trừng phạt chính sách đối ngoại của Nga.
 
Tâm sự nhói lòng của TT. Zelensky:

- "Ukraine chỉ nhận được 10% gói viện trợ quân sự được Quốc hội phê duyệt vào năm 2024... Vấn đề không nằm ở tài chính, mà ở bộ máy quan liêu và hậu cần. Rồi đề xuất tên lửa Tomahawk, đó là thông tin bí mật giữa Ukraine và Nhà Trắng. Làm thế nào bọn báo Nga biết được thông tin này? Điều đó có nghĩa là giữa các đối tác không có điều gì bí mật”.

P/s: Hoa Kỳ đã phê duyệt gói viện trợ trị giá 61 tỷ đô la cho Ukraine, trong đó chỉ có 28 tỷ USD là viện trợ quân sự, nhưng mới nhận được 10% trong số này và chỉ được đánh một tay, do đó quân và dân Ukraine phải chiến đấu bằng nội lực của mình là chính...

Nhưng, Putin vẫn không thắng nổi Ukraine!
 
Thêm thành viên sáng lập BRICS từ chối thẳng thừng Sáng kiến vành đai, con đường của Trung Quốc

Sau Ấn Độ, Brazil đã thông báo quyết định không tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc. Thông báo được đưa ra bởi Cố vấn Đặc biệt của Tổng thống Brazil về các vấn đề quốc tế Celso Amorim hôm 28/10 cho biết

Quan chức Bộ Kế hoạch và Ngoại giao Brazil trước đó đã kịch liệt phản đối ý tưởng này và chỉ ra việc tham gia dự án cơ sở hạ tầng hàng đầu của Trung Quốc không chỉ không mang lại bất kỳ lợi ích thiết thực nào cho Brazil trong ngắn hạn, về dài hạn còn là nguy cơ, mà còn có thể gây khó khăn cho mối quan hệ với chính quyền Mỹ trong tương lai nếu cựu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử.

Còn Trung Quốc, sau khi không thể thuyết phục Brazil bằng những viễn cảnh do họ vẽ ra thì lên án và đổ thừa cho Mỹ đã cản trở Brazil tham gia BRI của mình, gọi đó là “sự can thiệp thô bạo và ích kỷ”. Cùng đó là khích tướng Brazil rằng “Brazil không cần nước khác phải ra lệnh cho mình trong quan hệ và hợp tác quốc tế”

Riêng Ấn Độ, sự phản đối quyết liệt hơn khi từ chối tất cả các hội nghị liên quan đến BRI và còn phản đối BRI tại các diễn đàn đa phương BRICS và CSTO.
 
Chính phủ Ukraine đã nêu tên 3 vị tướng Triều Tiên mà họ cho là cùng hàng nghìn binh lính của Quân đội Nhân dân Triều Tiên đến Nga để hỗ trợ Moscow trong cuộc chiến xâm lược Ukraine.

Trong một tuyên bố gửi tới Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào ngày 30/10, phái đoàn Ukraine cho biết ba vị tướng này nằm trong số ít nhất 500 sĩ quan Triều Tiên được cử tới Nga.

Theo tuyên bố, các kế hoạch kêu gọi quân đội Triều Tiên lập thành ít nhất năm đội hình, mỗi đội có 2.000-3.000 quân và được tích hợp vào các đơn vị của Nga để che giấu sự hiện diện của họ.

Nga không phủ nhận sự tham gia của quân đội Triều Tiên trong cuộc chiến mà họ đã tiến hành ở Ukraine kể từ tháng 2 năm 2022.

Sau lần phủ nhận ban đầu, Triều Tiên cũng đã bênh vực cho ý tưởng triển khai quân đội là phù hợp với luật pháp quốc tế.

Tại cùng cuộc họp của Hội đồng Bảo an, đặc phái viên Nga Vassily Nebenzia cho biết tương tác quân sự của Nga với Triều Tiên không vi phạm luật pháp quốc tế và Moscow có quyền tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đối tác của mình.

Ukraine đã đưa ra tên của Thượng tướng Kim Yong Bok, một vị tướng cấp cao chỉ huy lực lượng đặc nhiệm, bao gồm Quân đoàn XI, còn được gọi là Quân đoàn Bão táp, mà cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết đã được phái đến Nga.

Michael Madden, một chuyên gia về lãnh đạo Triều Tiên tại Trung tâm Stimson có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết vai trò của vị thượng tướng này dường như lớn hơn, điều hành Cục Hướng dẫn Huấn luyện Bộ binh Nhẹ KPA bao gồm Quân đoàn XI và các đơn vị bộ binh nhẹ được triển khai đến các đơn vị quân đoàn KPA và được điều động đến các nhiệm vụ đặc biệt cho Tổng cục Trinh sát, là cơ quan gián điệp chính của Triều Tiên.

Ông Kim đã xuất hiện tại 7 sự kiện với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong năm nay, bao gồm các cuộc tập trận của lực lượng đặc biệt.

"Đây là một đợt triển khai lớn và gần như chưa từng có đối với KPA", ông Madden nói và cho rằng vị tướng này đang ở Nga với tư cách là đại diện của Kim Jong Un.

"Như vậy, có một số nhiệm vụ hành chính và liên lạc nên Kim Jong Un đã cử Kim Yong Bok đến làm người ra quyết định ủy nhiệm cho đến khi sự hiện diện của đơn vị KPA được củng cố hoàn toàn."

Theo ông Madden, Kim Yong Bok cuối cùng có thể chuyển giao quyền chỉ huy cho một sĩ quan KPA cấp dưới có cấp bậc Đại tá hoặc Thiếu tướng.

Các sĩ quan cấp cao khác được Ukraine xác định bao gồm Đại tá Ri Chang Ho, Phó Tổng tham mưu trưởng, người đứng đầu Tổng cục Trinh sát, và Thiếu tướng Sin Kum Cheol, Trưởng ban Tổng cục Tác chiến Chính.

Là người đứng đầu cơ quan tình báo chính của Triều Tiên kể từ khoảng năm 2022, ông Ri đã bị Hàn Quốc trừng phạt. Seoul cáo buộc ông giám sát các nỗ lực tấn công mạng lớn nhằm đánh cắp công nghệ và ngoại tệ.

Giống như Kim Yong Bok, ông Ri cũng tháp tùng nhà lãnh đạo Kim Jong Un đến một số lượng lớn các sự kiện bất thường trong năm nay, bao gồm cả việc thị sát một căn cứ hải quân bờ biển phía đông.

Ông Madden cho biết sự nghiệp của ông Sin vẫn chưa rõ ràng, nhưng với cấp bậc một sao của mình, ông có khả năng sẽ nắm quyền chỉ huy quân đội Triều Tiên tại Nga sau khi Kim Yong Bok và Ri Chang Ho rời đi.
 
Bên trên