• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Tại sao Putin qua Việt nam mà không thăm tượng đài Lê Nin ở Hà Nội vậy chúng mày

Một chuyến xuất ngoại quan trọng

Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tổ chức vào cuối tháng 9/2024, là dịp để Việt Nam cử một đoàn binh mã đặc trưng sang tham dự, dẫn đầu là Tô Nâm.

Đây được coi là chuyến xuất ngoại quan trọng của Tô Nâm trên cương vị mới khi giữ luôn cả hai chân trong “Tứ trụ triều đình” Việt Nam: Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước.

Có lẽ, đây cũng là dịp may hiếm có cho Tô Nâm để được mang danh là Tổng bí thư Đảng cơm sườn đi họp Đại hội đồng Liên Hiệp quốc. Điều này, như một cơ hội để hệ thống tuyên giáo, tuyên truyền của nhà nước Việt Nam tung hê, “tự sướng” như thể cái chức danh “Tổng bí thư ĐCS” cũng được Liên Hiệp quốc chấp nhận (!). Một sự “đánh lận con đen” hết sức trơ tráo. Bởi ai cũng biết, nếu không có cái chân “kiêm nhiệm” là Chủ tịch nước, thì Tô Nâm có mơ cũng đừng bước chân đến phòng họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Cuộc họp diễn ra khi mà Tô Nâm, vừa mới chiếm được cả hai chân trong “Tứ trụ triều đình” cơm sườn sau khi Nguyễn Phú Trọng chết già đang lúc ngồi lỳ để “kiên quyết chống lại những kẻ tham quyền cố vị”.

Có thể nói, đó cũng là một cơ hội cho Tô Nâm như một dịp may hiếm có.

Trước hết, việc Tô Nâm kiếm được cái chân “Chủ tịch nước” – cái chân được coi là “hữu danh, vô thực” trong hệ thống chính trị Việt Nam. Công việc chính của cái chân này là chuyện “ma chay điếu đóm, lễ hội” là chính, còn tham gia chính trường quyền lực và lợi lộc chẳng được như các chân khác trong “Tứ trụ”. Thế nên, khi có thực lực, các lãnh đạo đảng và nhà nước ít khi ham hố cái chân này cho bằng ba cái chân khác trong “tứ trụ’, bởi nó ra tiền nhiều hơn.

Việc Tô Nâm được đưa vào cái chân “Chủ tịch nước” là một sự sắp xếp có tính toán bởi cái gọi là cơ chế cơm sườn đã sinh ra và tự hại nó. Khi mà 1/3 trong số hơn một chục Ủy viên Bộ Chính trị đã bị mất chức, bị kỷ luật đuổi khỏi cái chân tưởng như bất khả xâm phạm ấy, do những tội lỗi bị phe khác phanh phui, và Tô Nâm đủ tiêu chuẩn nhất để vào chân Chủ tịch nước, hòng khóa tới còn noi gương Nguyễn Phú Trọng làm “trường hợp đặc biệt” mà ngồi lại thêm một số năm trên chiếc ngai vàng thống trị. Chỉ đơn giản là bởi vì Tô Nâm chưa bị lộ, hoặc nói cách khác là các phe, nhóm khác trong đảng chưa đủ “cơ” để bới những tội lỗi của Tô Nâm ra mà kỷ luật.

Thế rồi, một cơ hội khác lại đến với Tô Nâm, đó là khi Nguyễn Phú Trọng chết, đi “theo Các Mác – Lênin” và để trống cái chân Tổng Bí thư mà bất cứ đứa nào cũng thèm muốn mà chưa có kế hoạch để tìm người thay thế.

Thế rồi với thế lực sẵn có trong tay, với công an, nhà tù, súng đạn và nhất là những tập hồ sơ đen của các đồng chí khác, ai dám chen chân với Tô Nâm cái ghế Tổng Bí Thư.

Tô Nâm chiếm được luôn hai ghế, trở thành nhân vật quyền lực số 1 tại Việt Nam, không chỉ là “đại diện của đảng, mà là còn của quốc gia”. Ngay sau khi ngồi được vào hai chiếc ghế đứng đầu hệ thống chính trị theo lệ thường, Tô Nâm đã cắp cặp sang Thiên triều – Trung Nam Hải để chầu quan thầy mình là Tập Cận Bình như sự bổ nhiệm một thái thú mới của chư hầu.

Và rồi nhân dịp này, Tô Nâm quyết lên đường đi Mỹ, sang tận hang ổ của “bọn tư bản giãy chết”, để hiện thái độ “sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì”, theo nguyên tắc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã vạch ra.

Một Tô Nâm đậm “Bản sắc Công an”

Những biến động chính trị tại Việt Nam thời gian qua với những thất bại liên tiếp của “Thời đại Nguyễn Phú Trọng” mà cái gọi là “Chống tham nhũng” được đưa ra như một “sự nghiệp vĩ đại” của đảng, Tô Nâm gặp được thời cơ để leo lên chức vụ cao nhất trong hệ thống.

Thế là từ một tay chuyên nghề chém giết, bỏ tù, bắt cóc và ám sát, bắt bớ và thảm sát… với bàn tay vấy máu dân lành và cả đồng chí của mình, Tô Nâm trở thành người lãnh đạo cao nhất của một đảng. Cũng có nghĩa là từ vai trò chỉ là “thanh kiếm, lá chắn” của đảng, một bước Tô Nâm trở thành người chủ nhà lớn nhất và quyền lực nhất của đảng.

Thế nhưng, nếu như súng đạn, nhà tù, thể chế cơm sườn đem đến cho Tô Nâm quyền lực cao vời vợi trong nước, có thể thích thì tha, thích thì xử, thích bỏ tù, tiêu diệt ai thỏa sức, bởi cơ chế cơm sườn bảo đảm cho Tô Nâm làm được những thứ đó, cũng bởi đó là ngành nghề chính của y xưa nay.

Nhà tù, súng đạn, sự sợ hãi của người dân có thể đem lại cho Tô Nâm sự yên tâm, để có thể ăn to, nói lớn về những điều đạo đức, về lương tâm, về trách nhiệm làm tấm gương cho thiên hạ. Mặc dù bên cạnh đó, mỗi khi xuất hiện, thì hình ảnh “Cú đớp thế kỷ” miếng thịt bò dát vàng vẫn khó lẫn vào đâu được, khó xóa nhòa trong tâm trí dân Việt.

Thế nhưng, những điều đó không đủ sức để tạo ra một Tô Nâm với đầy đủ sự chính danh, uy tín và nhất là sự kính trọng khi tiếp xúc môi trường quốc tế.

Bởi trên trường quốc tế, thì Tô Nâm vẫn là một kẻ có đầy đủ trách nhiệm trước mọi tội ác mà chế độ này đã gây ra cho dân Việt. Những vụ thảm sát như Đồng Tâm, những vụ bắt bớ, hủy diệt từng xảy ra dưới thời Tô Nâm như các vụ cướp đất đai, nhà cửa, ruộng vườn người dân bằng Công an, bằng vũ lực…

Quyền con người bị chà đạp, những tiếng nói không giống đảng đều bị bắt bỏ tù, tiếng kêu than của dân tình từ Nam đến Bắc bởi chế độ Công an trị nặng nề, những cuộc cướ bóc của dân chúng từ đất đai đến nạn mãi lộ cho đến tham nhũng chính sách và thể chế… đều có bàn tay Tô Nâm.

Không chỉ có thể, Tô Nâm đã từng nổi danh trên trường Quốc tế bởi những hành vi trong nước, mà còn là những vụ án quốc tế như vụ bắt cóc tại Cộng hòa Liên bang Đức – một vụ án gây nhức nhối dư luận, gây sự phẫn nộ từ nhiều quốc gia vì sự vi phạm trắng trợn pháp luật các quốc gia có chủ quyền. Và Tô Nâm được vạch mặt, chỉ tên hẳn hoi trong vụ án đó.

Vậy nên, sau khi lên nhậm chức Chủ tịch nước, hầu như Tô Nâm chỉ nhận được lời chúc mừng từ dăm bảy quốc gia độc tài theo kiểu “trâu tìm trâu, ngựa tìm ngựa” như Trung Cộng, Nga hay Bắc Hàn, Cuba… và qua đó, mới thấy rằng cái gánh nặng bang giao quốc tế là một vấn đề không nhỏ với Tô Nâm.

Nhìn danh sách những nhân vật hiện diện dẫn đầu đoàn đi dự bao gồm Tô Nâm, Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Trọng Nghĩa, Phan Văn Giang, Lương Tam Quang, Nguyễn Duy Ngọc, Tô Ân Xô… tất cả đều là tướng Công an và Quân đội, người ta thấy được một điều khá rõ nét. Đó là Đoàn đại biểu Việt Nam đi dự Đại hội đồng Liên Hiệp quốc mang đậm tính chất nhà nước Việt Nam hiện tại: Ở đó, chủ yếu là tướng tá Công an và quân đội, là đặc trưng của hệ thống chính trị kiểu nhà tù ở Việt Nam hiện nay.

Đó cũng là một đặc trưng, mang đậm “Bản sắc Tô Nâm” hiện nay.

Những món quà “truyền thống”.

Tô Nâm quyết định sang NewYork để dự họp Liên Hiệp quốc – cũng là chuyến xuất ngoại xa nhất và lần đầu sang Mỹ của Tô Nâm trên cương vị Chủ tịch nước. Cũng là lần đầu vào Liên Hiệp quốc khi đang là Tổng bí thư Đảng. Đó là một nhiệm vụ nặng nề của Tô Nâm.

Bởi chuyên môn của Tô Nâm xưa nay, là bạo lực, súng đạn, là nhà tù và khủng bố, còn việc ngoại giao tiếp xúc với các quan chức, chính trị gia lão luyện thì đó là một bài toán khó. Bởi bang giao quốc tế không giống những buổi giao ban ở Bộ Công an và cũng chẳng phải là những bữa ăn ngả ngớn thoải mái như nhà hàng Bò dát vàng ở Anh.

Đặc biệt, là chuyến đi đến một quốc gia cựu thù, nơi là thủ phủ của nền dân chủ, nơi cổ vũ cho nền dân chủ toàn cầu với những đòi hỏi lớn lao, và nhất là Việt Nam luôn được coi là những “tội phạm” trước con mắt của cả thế giới với những tội ác với ngay với công dân mình. Do vậy, đó là một sự xa lạ và tạo nên lo lắng lớn cho Tô Nâm. Đặc biệt, điều đáng ngại là thái độ và ánh mắt nhìn của những chính khách ở các nước văn minh, có nền dân chủ thật sự với những tên đồ tể đang hành hạ ngay chính công dân mình, đồng bào mình. Những tiếng kêu, những yêu cầu, đề nghị bao năm nay vẫn vang lên từ các chính khách, từ các quốc gia đó, yêu cầu Việt Nam chấm dứt việc đàn áp, bỏ tù những người bất đồng chính kiến, đòi hỏi phải biết tôn trọng chính những công dân của mình.

Thế nên, trước khi ra đi, Tô Nâm đã quyết định thả một số tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm ra khỏi nhà tù trước thời hạn. Đó là Trần Huỳnh Duy Thức, Hoàng Thị Minh Hồng, Mai Phan Lợi… được thả ra trước mấy tháng khi đang bị giam cầm, dù trước đó, cộng đồng quốc tế kêu gào bao nhiêu thì chính quyền Việt Nam vẫn cứ như bị điếc.

Việc buộc các tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị như Trần Huỳnh Duy Thức phải nhận “Đặc xá” dù bị ông phản đối dữ dội vì không thèm cái đặc xá ấy, là điều hết sức hài hước và “chỉ có ở Việt Nam”. Khi mà công an hùa nhau lôi tù nhân vứt ra đường vì “đã được đặc xá nên không có quyền ngồi tù nữa” thì đó là một ví dụ điển hình về sự tráo trở của Việt Nam vốn leo lẻo rằng ở Việt Nam không có tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị.

Những tù nhân ấy, đã được biến thành món quà để Tô Nâm mang đi dự Đại hội đồng Liên Hiệp quốc, như một sự “rửa mặt” cho chế độ cơm sườn, mà ở đó, quyền con người và mọi thứ quyền khác đều được bảo đảm… nhưng chỉ ở trên giấy.

Nhưng… không đắt giá

Chuyện nhà cầm quyền Việt Nam vẫn sử dụng phương thức bắt công dân mình hàng loạt, bất chấp những tiếng kêu gào, những yêu cầu đề nghị từ các quốc gia, tổ chức quốc tế, đi ngược lại các văn bản chính nhà nước cơm sườn đưa ra cũng như các văn bản Quốc tế mà Việt Nam ký kết… để rồi khi cần các sự vụ ngoại giao, ký kết các hiệp định, hiệp ước hay các chuyến xuất ngoại của lãnh đạo thì thả ra vài người làm món quà mặc cả đã trở thành nghề, thành “biện pháp nghiệp vụ” đáng xấu hổ của nhà nước Việt Nam.

Điều này, cũng giống như mô hình một gia đình, mà ở đó, có ông bố nghiện ngập chỉ biết hành hạ, bóp nặn, đánh đập vợ con nhằm thỏa mãn cho mình, mặc hàng xóm, láng giềng can thiệp. Để rồi khi cần xin xỏ, vay mượn thì lại ra tay làm ơn giảm hành hạ chính con cái mình mà mưu lợi.

Điều này không chỉ bây giờ mới có, mà có truyền thống từ hàng chục năm nay cứ diễn đi diễn lại như một sự trớ trêu, một sự nhạo báng các tiêu chuẩn công lý của thế giới này.

Thế nhưng, chuyến đi của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước đến Hoa Kỳ lần này, có vẻ như không được “hoành tráng” và không được rầm rộ như người ta nghĩ. Những cuộc đón tiếp, tiếp xúc của Tô Nâm và đoàn ở Hoa Kỳ không được rộn ràng và màu mè cần thiết để đám tuyên giáo còn có cái mà tự sướng.

Đến Hoa Kỳ với tư cách TBT và Chủ tịch nước với “bầu đoàn thê tử” hùng mạnh nhất, nhân dịp kỷ niệm 1 năm nâng tầm quan hệ Việt – Mỹ lên đối tác chiến lược toàn diện, chuẩn bị kỷ niệm 30 năm bình thường hóa quan hệ hai bên… nhưng đoàn của Tô Nâm không biến được cơ hội này thành chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ, không được bước chân vào Tòa Bạch ốc, nơi đó có ông Tổng Thống mà cách đây một năm đã đến tận Việt Nam để ký kết nâng tầm quan hệ hai bên, nay sắp mãn nhiệm.

Đó là một thất bại.

Đến Hoa Kỳ với biết bao đảng phái, biết bao nhiêu hội đoàn từ doanh nghiệp đến khoa học Kỹ thuật, các hãng xưởng đầy trí tuệ hàng đầu thế giới nhưng Tô Nâm chỉ gặp gỡ được nhóm “Đảng cơm sườn Mỹ” – một tổ chức mà hiện nay không còn con số thống kê thành viên. Chỉ biết là cách đây 2/3 thế kỷ trước chỉ còn khoảng 3.000 thành viên.

Đó là một thất bại.

Đến Hoa Kỳ, nơi có cộng đồng người Việt đông đúc nhất ở hải ngoại, là đối tượng được nhà nước Việt Nam quan tâm đặc biệt, nhất là hiện nay, khi mà Việt Nam đang kỷ niệm 20 năm cái gọi là “Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về vấn đề người Việt ở nước ngoài”. Nhưng không hề có cuộc gặp gỡ nào chính thức, đàng hoàng được tổ chức ngoài cái sự thậm thụt kiểu “buôn bạc giả” của vài tay cò mồi lên tận nơi NewYork. Và bên ngoài phòng họp của Đại hội đồng, thì đồng hương người Việt tập trung đông đảo giương cờ quạt, biểu ngữ réo tên Tô Nâm đòi nhân quyền, tự do cho đồng bào trong nước, là công dân dưới tay Tô Nâm.

Đó là một thất bại.

Và xem ra, món quà thả tù nhân lương tâm mà Tô Nâm đem sang Mỹ lần này có vẻ không hiệu quả.

Bởi người ta biết thừa một điều: Thái độ đối với dân chủ, nhân quyền từ đám người mà Tô Nâm mang sang Mỹ, không nằm ở chỗ thả mấy tù nhân lương tâm ấy.

Đó là một thứ hàng giả và không còn có giá.
 
Vậy là chỉ còn vài ngày nữa là đến thời điểm quyết định 1/10 cho cái mệnh lệnh của Putin ra lệnh cho quân đội Nga. Cho đến giờ vẫn chưa có dấu hiệu nào khả quan để có thể có cơ hội cho quân đội Nga và Putin có thể tái kiểm soát Kursk, vốn là đất đai của Nga. Việc này cho ta thấy tín hiệu sau đây, cỗ máy chiến tranh của Nga sau gần 3 năm quần thảo, sa lầy ở chiến trường Ukraine đã đến thời điểm kiệt quệ, chính bản thân quân đội Nga không còn đủ nguồn lực và tài nguyên để bảo vệ và giải phóng chính lãnh thổ của mình. Các quân khu, quân đoàn ở nội địa Nga có lẽ đã bị hút đến mức rỗng ruột về vũ khí, khí tài và cả nhân lực không còn đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ tối quan trọng đối với một quân đội của bất kỳ quốc gia nào. Việc bảo vệ đất đai lãnh thổ, bảo vệ nhân dân quan trọng hơn hay việc xâm lược nước khác quan trọng hơn? Rõ ràng bất kỳ quân đội nào cũng phải ưu tiên nhiệm vụ cao nhất là bảo vệ được đất nước, lãnh thổ trước sự tấn công của lực lượng nước ngoài. Vậy mà giờ đây Nga bị Ukraine chiếm đóng lãnh thổ Kursk đã gần 2 tháng mà vẫn chưa có cách nào đánh đuổi được Ukraine ra khỏi lãnh thổ.

Việc Ukraine gồng gánh chịu đựng chiến tranh suốt gần 3 năm qua cuối cùng cũng có kết quả cụ thể, sự suy yếu trông thấy của quân đội Nga là kết quả không chỉ vì việc sa lầy bất lực trên chiến trường, mà còn là kết quả của hàng nghìn lệnh cấm vận về kinh tế, tài chính, kỹ thuật, công nghệ của phương tây đối với Nga.

Việc này không thể thoát được con mắt theo dõi của phương tây và Ukraine, bản thân người viết và các anh em đạo hữu trên xàm chỉ có ngồi hóng tin mà còn nhìn thấy như vậy, huống chi trên mặt bàn của các nhà lãnh đạo phương tây và Ukraine có hàng trăm hàng nghìn bảo báo cáo chi tiết về tình hình kinh tế Nga, tình hình chiến sự, thông tin tình báo, hình ảnh vệ tinh về các kho vũ khí của Nga, vớ vẩn Putin ăn gì uống gì ngủ ở đâu cũng có báo cáo đầy đủ, thì làm gì họ không thấy. Chả phải tự nhiên mà Tổng thống Ukraine đã úp mở về khả năng kết thúc chiến sự ngay trên báo chí, trích dẫn:
"Tôi nghĩ là chúng ta đang ở gần hòa bình hơn chúng ta nghĩ. Chúng ta đang tiến gần hơn đến hồi kết của chiến tranh", ông Zelensky khẳng định.
Tổng thống Ukraine nhấn mạnh yêu cầu các nước đồng minh giúp Ukraine tăng cường tiềm lực quân sự để hướng đến kết cục chiến tranh có lợi cho chính quyền Kiev.
Ông Zelensky tuyên bố: "Kế hoạch chiến thắngxoay quanh việc giúp Ukraine mạnh mẽ hơn. Chính vì thế chúng tôi yêu cầu bạn bè, đồng minh của chúng tôi giúp chúng tôi mạnh hơn. Điều này rất quan trọng".
https://tuoitre.vn/ong-zelensky-ukraine-da-gan-den-hoi-ket-chien-tranh-20240924082917333.htm

Thời điểm này lại trùng hợp với kỳ bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới đây, Mỹ lại là quốc gia viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine để vệ quốc, việc một tổng thống mới lên đương nhiên sẽ liên quan rất lớn đến vấn đề chiến sự, do tổng thống là quân bài chủ chốt trong việc hoạch định chính sách. Ta tạm thời chia ra các trường hợp cơ bản như sau:

Trường hợp A: ứng cử viên đảng dân chủ thắng cử

Tổng thống thuộc đảng dân chủ kế nhiệm Biden khả năng cao sẽ tiếp tục các chính sách của Biden trong vấn đề Ukraine, tức là vẫn viện trợ đều cho Ukraine và từ từ từng bước bóp cổ Nga cho đến khi Nga chết ngạt. Trường hợp này không có gì thay đổi mấy so với hiện tại, thời gian chịu đựng chiến tranh của Nga sẽ không nhiều hơn siêu cường Lô Xiên ở Apganistan (10 năm).

Trường hợp B: ứng cử viên đảng cộng hòa thắng cử. Đây là một trường hợp có nhiều biến số vì ứng cử viên đảng cộng hòa là Trump, ông này đã có nhiều chỉ trích đối với việc điều hành và hoạch định chính sách của Biden, và luôn tự tin rằng chắc chắn sẽ làm tốt hơn Biden, nhưng bản thân chính những phát biểu của Trump cũng khiến cho dư luận nghi ngờ. Người viết sẽ chia ra làm hai trường hợp cơ bản:

Trường hợp B1: Trump và bộ sậu nhận thấy sự suy sụp của Nga đã đến, thời điểm đã chín muồi, không bỏ qua cơ hội đó, và tích cực hành động, cấp tập viện trợ số lượng lớn thiết bị, khí tài, vũ khí đạn dược cho Ukraine, gấp năm gấp mười so với Biden, kể cả các loại vũ khí tầm rất xa và các loại máy bay F-16, A-10 để nướng chả bộ binh và công sự của Nga thật nhanh, Ukraine tha hồ bắn phá không tiếc đạn, đánh quỵ quân đội Nga trên chiến trường. Trump cũng sẽ gỡ bỏ hết mọi giới hạn về vấn đề sử dụng vũ khí trên lãnh thổ Nga, Ukraine hoàn toàn được quyền dùng vũ khí bắn phá bất cứ chỗ nào ở Nga kể cả Moscow để đập tan, làm suy yếu tiềm năng quân sự của Nga, để Nga không còn đủ tiềm lực tiếp tục tiến hành chiến tranh.

Nhiệm kỳ của Trump là 4 năm và không có tái cử nữa, vậy thì nhanh thì ngay trong năm đầu tiên, chậm thì cũng chỉ đến năm thứ tư, Trump sẽ không để cho tổng thống kế nhiệm được hưởng vinh quang chiến thắng. Biden trồng cây mấy năm trời và Trump sẽ là người hái quả, Trump sẽ trở thành tổng thống Mỹ có công đánh quỵ nước Nga, bảo vệ châu Âu mà không tốn một binh một tốt nào. Không những vậy, Trump còn có thể chỉ trích ngược lại Biden là lão già lú, cả nhiệm kỳ không làm được trò trống gì, vừa nhậm chức đã để chiến tranh xảy ra và cũng không có năng lực kết thúc được chiến tranh, Trump làm cả nhiệm kỳ trước có thằng nào dám ngo ngoe đâu, và cũng chỉ có Trump bóp cổ được thằng Nga. Bất chấp những phát biểu gần đây của Trump về cách thức mang lại hòa bình cho Ukraine, thì Trump chỉ bị mang tiếng là tổng thống “lộn xào” tí thôi chứ không ăn thua gì so với thành công đạt được, đây sẽ là thành quả tuyệt vời nhất cho chính bản thân Trump, cho nước Mỹ và cả Ukraine lẫn châu Âu.

Trường hợp B2: Trump mang lại “hòa bình” bằng cách bỏ mặc Ukraine, tức là rút các viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine. Đây không phải là cách mang lại hòa bình, không có hòa bình nào đằng sau việc quỳ gối hay chịu thua bọn ăn cướp. Nga nó mà nuốt được Ukraine thì nó có thêm thời gian dưỡng sức và sau đó không có gì đảm bảo hòa bình tại biên giới các nước Ba lan và Baltic. Dù Trump có mặc kệ Ukraine thì cũng không có nghĩa Ukraine sẽ thua cuộc, mà nó sẽ là gánh nặng thêm cho châu Âu, các nước Ba lan, Anh, Pháp, Đức, Baltic sẽ phải tăng cường viện trợ cho Ukraine đủ để Ukraine tiếp tục trụ vững trên chiến trường, nhưng khi đó thì uy tín và quyền lực mềm của nước Mỹ sẽ bị mất hết bởi tay Trump, chính bản thân Trump sẽ bị dư luận châu âu phỉ nhổ, anh em đạo hữu xamer có chửi Trump cũng không oan tẹo nào.
 
Hôm qua, Ngân hàng Trung ương Nga ấn định tỷ giá hối đoái đô la Mỹ cho hôm nay, ngày 3 tháng 10, ở mức 94,5 rúp/$. Và chúng ta có thể áng được ngay giá giao dịch thực tế (chợ đen) ấy nhể

Cùng đó, chỉ trong 9 thánh của năm 2024, Nga bốc hơi hơn 7 tấn vàng trong kho dự trữ, tương ứng với chừng 10% khối lượng dự trữ

Cũng phải thôi, ko có ngoại tệ thì cứ lấy vàng ra cân mà thanh toán chứ sao

Một quốc gia mà dự trữ ngoại tệ gần như bằng 0 và phải lấy vàng trong kho dự trữ để thanh toán và bán ra để giữ giá đồng nội tệ, nhưng vẫn không thể neo được giá thì tương lai thật sự là tăm tối

Xét cho cùng thì thằng Mỹ và EU nó vẫn tốt hơn nhiều lần cái thằng “quan hệ không giới hạn”, hoặc “tình hữu nghị bền chặt”. Bởi dù cho Mỹ và EU nó không khoái Nga, nhưng ít ra vẫn tạo dư địa cho Nga phát triển hơn 20 năm thoải con gà mái. Trong khi đó, những thằng bạn thân thì ngay lúc Nga khó khăn nhất, thì chúng nó hoặc ủng hộ mồm, hoặc nhân dịp dí cho đuối luôn
 
Orc đã chọc 1 con chó điên Ba Lan, và Ba Lan support hết mình cho U cà, thậm chí tuyên bố nếu U cà thua, Ba Lan sẽ xông vào với tư cách cá nhân chứ không phải thành viên Nato.
Và orc cũng thành công chọc con lửng mật Ịt xà con lửng này nó cắn luôn chứ đéo sủa.
 
Phía Campuchia lập luận rằng, họ không có nghĩa vụ cung cấp thêm dữ kiện cho Việt Nam, hay cho Ủy hội sông Mekong (được thành lập theo Hiệp định Mekong 1995). Bởi vì con kinh lấy nước từ sông Basac mà con sông này chỉ là một phụ lưu của sông Mekong, do đó không phụ thuộc vào nội dung Hiệp định Mekong 1995.

Ta thấy ngay là lập luận này không đúng. Sông Bassac lấy nước từ Biển hồ mà Biển Hồ, theo hiệp định Mekong 1995, thuộc về hệ thống sông Mekong.

Mặt khác, con kinh cũng lấy nước từ dòng chính sông Mekong, thông qua một con kinh đào. Tức là dự án kinh đào Phù Nam phải tuân thủ theo nội dung Hiệp định 1995 về sông Mekong.

Vấn đề là ông Hun Sen đã quyết định không giải trình dự án lên Ủy hội sông Mekong, như quy định của Hiệp định 1995 về dự án kinh đào Phù Nam. Việc đào kinh đã bắt đầu từ ngày 5 tháng tám 2024.

Về những tác động của con kinh Phù Nam lên Đồng bằng Sông Cửu Long, nếu nó hoàn tất và được đưa vào hoạt động

Dự án kinh đào Phù Nam của Campuchia gây lo ngại cho nhiều người Việt Nam. Tôi thấy có ba điểm cần bàn:

Thứ nhứt, dự án con kinh, nói theo lời thủ tướng Hun Manet, ngoài mục tiêu vận chuyển hàng hóa, còn có các “kế hoạch phát triển đô thị, quy hoạch đô thị và thị trường bất động sản. Đồng thời mở rộng các khu phát triển nông nghiệp, thủy lợi, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi và hỗ trợ phát triển cực kinh tế thứ tư“.

Việc “mở rộng các khu phát triển nông nghiệp” này diện tích là bao nhiêu? Phía Campuchia không thông báo cho Việt Nam và cũng không công bố trước dư luận quốc tế.

Tôi ước tính diện tích đất sẽ được con kinh này tiêu tưới sẽ không dưới diện tích ĐBSCL, khoảng 40 đến 50 ngàn cây số vuông. Như vậy lưu lượng nước lấy từ sông Mekong dành cho việc tiêu tưới này có thể sẽ làm khô cạn dòng chảy sông Mekong.

Đây là con số Việt Nam cần muốn biết, đúng theo tinh thần Hiệp định 1995 về Hợp tác và phát triển bền vững sông Mekong. Vấn đề là đến nay Campuchia không đưa ra.

Phía Campuchia bào chữa việc giấu giếm thông tin bằng cách ngụy biện. Họ so sánh việc đào kinh Phù Nam với việc cải tạo con kinh Chợ Gạo ở Việt Nam.

Con kinh Chợ Gạo được Pháp đào từ năm 1872. Con kinh có chiều dài tổng cộng 80 cây số, nối sông Vàm Cỏ với sông Tiền Giang. Con kinh nguyên thủy có bề rộng 30 mét và bề sâu 3 mét 50. Việt Nam mới đây cải tạo kinh Chợ Gạo mà thực chất là be bờ con kinh này. Con kinh vẫn giữ nguyên trạng như thời 1872, tức giữ nguyên bề rộng và bề sâu.

Con kinh này không làm thay đổi bất cứ hình thức nào đối với sông Mekong. Tức là Việt Nam không có nghĩa vụ, vì thấy không cần thiết, phải trình vụ này lên Ủy hội sông Mekong. Trong khi con kinh Phù Nam là con kinh mới, mà sự hiện hữu của nó có thể làm giảm thiểu lưu lượng nước, hệ quả gây thiệt hại cho dân Việt Nam khu vực ĐBSCL.

Thứ hai, thủ tướng Hun Manet cho rằng “Dự án phát triển kênh đào Funan Techo chỉ là vấn đề đối nội và chủ quyền của Campuchia, trong đó Campuchia có thể thực hiện bất kỳ dự án phát triển nào trong Vương quốc“.

Theo tôi thủ tướng Hun Manet không thể kết luận như vậy vì sông Mekong là sông quốc tế, liên quan đến nhiều quốc gia. Các quốc gia Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam đã ký kết hiệp ước về sông Mekong năm 1995 với mục đích quản lý con sông này hữu hiệu sao cho quốc gia không bên nào bị thiệt hại trong việc sử dụng nguồn nước. Campuchia không có trọn vẹn chủ quyền trên đoạn sông Mekong chảy qua lãnh thổ Campuchia. Mọi công trình xây dựng của phía Campuchia trên sông Mekong tuân thủ theo tinh thần Hiệp định 1995. Campuchia có nghĩa vụ phải chia sẻ tin tức, dữ kiện chính xác của con kinh cho Việt Nam.

Mặt khác, chủ đầu tư dự án kinh đào Phù Nam là công ty của Trung Quốc. Campuchia lựa chọn mô hình BOT, tức là phía đầu tư thực hiện công trình, sau đó khai thác công trình này trong vòng một thời gian thỏa thuận trước, ở đây là 50 năm (hoặc 70 năm). Điều này đồng nghĩa với việc Campuchia mất chủ quyền trên con kinh. Chỉ sau thời gian khai thác 50 năm (hay 70 năm) Campuchia mới thực sự làm chủ con kinh.

Vì vậy theo tôi, nếu Việt Nam muốn phản đối dự án này thì phải hành động trước khi con kinh hoàn tất. Bởi vì sau khi hoàn tất, Việt Nam sẽ phái đối mặt với (nhà đầu tư) Trung Quốc. Nếu Việt Nam im lặng về việc này thì ta có thể hình dung nhà đầu tư Trung Quốc có quyền khai thác con kinh, về mặt vận chuyển tàu bè và về mặt dẫn thủy nhập điền trong thời gian 50 đến 70 năm.

Thứ ba, về hệ quả đối với Việt Nam khi con kinh hoàn tất. Tôi thấy viễn tượng một mặt ĐBSCL bị thiên tai hạn hán, nước biển dâng cao, hạn mặn sâu trong đất liền do hệ quả trái đất bị hâm nóng. Mặt khác lưu lượng của sông Mekong bị xuống thấp, do kinh đào Phù Nam hút nước, Miền Nam Việt Nam sẽ lâm vào tình trạng vừa khô hạn, vừa nhiễm mặn, vừa thiếu nước ngọt. Tôi hình dung có khoảng từ 10 triệu tới 15 triệu người dân khu vực này phải di cư sang các vùng đất khác để tìm cách sinh sống. Đây là một thảm họa về nhân số, khiến xã hội Việt Nam bị đảo lộn.

Thứ tư, là sự hiện diện của quân cảng Ream cách đảo Phú Quốc của Việt Nam không xa; đồng thời với dự án kinh đào Phù Nam vốn là một bộ phận của sáng kiến “Vành đai Con đường” của Trung Quốc. Mục đích của Trung Quốc không chỉ hiện diện ở vịnh Thái Lan, mà còn kiểm soát vịnh này. Mục đích của Trung Quốc là khai thông kinh đào Kra trên lãnh thổ Thái Lan. Nếu dự án Kra không được thực hiện thì có dự án quốc lộ 9A, nối hải cảng Song Khla trong vịnh Thái Lan với cảng Krabi ở Ấn Độ dương.

Dĩ nhiên, nếu các dự án này hoàn tất thì không chỉ xã hội Việt Nam đảo lộn do nạn di dân vì ĐBSCL không thể sinh sống nữa, nền kinh tế Việt Nam chắc chắn bị khủng hoảng vì vựa lúa, vựa trái cây từ ĐBSCL đã bị tiêu hủy. Sự hiện diện của Trung Quốc ở vịnh Thái Lan sẽ khiến an ninh quốc gia của Việt Nam bị đe dọa nặng nề.

Vì vậy theo tôi, nếu Việt Nam có phản đối thì phản đối bây giờ. Nhiệm vụ này thuộc về chính phủ. Chính phủ Việt Nam phải khẩn cấp nói chuyện tay đôi với Campuchia. Nếu chính phủ Việt Nam “câu giờ”, chờ đến khi con kinh hoàn tất, lúc đó Việt Nam sẽ lâm vào thế khó. Khó là vì Việt Nam sẽ phải “nói chuyện” với chủ đầu tư – khai thác Trung Quốc.
 
Có lẽ chưa bao giờ Ukraine nhận được những chỉ dấu tích cực mang tính thực chất như lúc này, phù hợp với “Kế hoạch chiến thắng” mà Tổng thống Ukraine đề ra. Cụ thể:

- EU quyết định loại bỏ 5% của gói viện trợ quân sự trị giá 50 tỷ USD cho Ukraine, được đảm bảo bởi hơn 300 tỷ USD tài sản của Nga bị phong toả, nhằm bỏ qua quyền phủ quyết của Hungary và sớm chuyển cho Ukraine ngay trong tháng này. Theo quy định về tính đồng thuận của EU thì 100% khoản viện trợ đó phải được sự chấp thuận của tất cả các thành viên EU. Tuy nhiên, nếu từ 95% trở xuống thì ko cần điều đó

- Từ này đến tháng 1/2025, Hoa Kỳ sẽ giải ngân toàn bộ số tiền 5,5 tỷ USD mua vũ khí viện trợ cho Ukraine đã được phân bổ cho năm tài chính 2024

- Đan Mạch cung cấp vượt số lượng cam kết cho Ukraine đến 6 chiếc F-16. Còn Hà Lan gấp rút chuyển giao nhanh chóng hơn 24 F-16 cho Ukraine đến trước quý 1/2025

- Lần đầu tiên, các quốc gia viện trợ quân sự cho Ukraine triệu tập Hội nghị Thượng đỉnh để quyết định các vấn đề quan trọng về Ukraine. Trong đó gồm: Dỡ bỏ hạn chế vũ khí tầm xa; cam kết cung cấp vũ khí, khí tài kịp thời, đúng hạn; đảm bảo an ninh và đưa Ukraine đến chiến thắng

- Anh vừa giải ngân 4,5 tỷ Bảng cho các tổ hợp công nghiệp quốc phòng để sản xuất vũ khí cho Ukraine với tiến độ yêu cầu phải là nhanh nhất. Còn Hoa Kỳ đã đạt công suất 100.000 đạn pháo 155mm/tháng, và sẽ tăng lên đến 130.000 đạn/tháng vào cuối năm. Toàn bộ đạn pháo này đều dành cho Ukraine. Còn Đức thì công bố rằng Ukraine chiếm đến 3/4 tổng sản lượng vũ khí xuất khẩu trong năm của họ

- Cùng lúc, Đan Mạch, Hà Lan, Phần Lan, Thuỵ Điển đều tuyên bố không giới hạn Ukraine sử dụng vũ khí của họ. Ngay đến Ngoại trưởng Đức, hôm nay cũng úp mở sẽ ko hạn chế điều đó.

- Tân Tổng Thư ký NATO cam kết vấn đề Ukraine là ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ của ông. Ông cũng kiên quyết phản đối bất kỳ ý tướng nào ép Ukraine phải nhượng bộ lãnh thổ nhằm đổi lấy hoà bình.

- Điều quan trọng là Tổng thống Zelensky cũng vừa công bố cam kết sẽ đưa Ukraine đến hoà bình lâu dài và công bằng mà không phải nhượng bộ hoặc đánh đổi chủ quyền. Ông cũng khẳng định sẽ không bao giờ có việc đánh đổi chủ quyền lấy hoà bình.

Chúng ta hy vọng vào kết quả Thượng đỉnh Ramstein ở Đức vào ngày 10-12/10 này
 
Bên trên