• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Thời sự Công bố đường bay THẲNG đầu tiền từ VN đến Hiroshima

Tòa án Tối Cao

Tao là gay
🇻🇳
✈
🇯🇵
CÔNG BỐ ĐƯỜNG BAY THẲNG ĐẦU TIÊN TỪ VIỆT NAM ĐẾN HIROSHIMA (NHẬT BẢN)

---
🛫
Đường bay Hà Nội – Hiroshima bắt đầu phục vụ hành khách từ ngày 19/7/2023 với 2 chuyến khứ hồi mỗi tuần vào các ngày thứ Tư và Chủ nhật. Thời gian bay mỗi chặng khoảng 4 giờ 30 phút.

Chuyến bay khởi hành từ sân bay Nội Bài lúc 2h15 và hạ cánh tại sân bay Hiroshima lúc 8h45 (giờ địa phương). Chiều ngược lại khởi hành lúc 9h45 tại Hiroshima (giờ địa phương) và đáp tại Hà Nội lúc 12h35.

Vietjet hiện có các đường bay thẳng từ Hà Nội, TPHCM đến Tokyo, Osaka, Nagoya, Fukuoka và nhiều chuyến bay tới với Niigata, Shizuoka, Fukushima...

Hiroshima là thành phố nằm ở phía tây nam Nhật Bản, có vị trí chiến lược kết nối vùng Kansai và Kyushu của Nhật Bản, với nền kinh tế biển và công nghiệp nặng phát triển, là biểu tượng vươn lên mạnh mẽ sau thế chiến.

Hiroshima sở hữu nhiều điểm tham quan được UNESCO công nhận di sản thế giới như đền Itsukushima với cổng Torii nổi trên biển, khu tưởng niệm hoà bình, lâu đài Hiroshima,… cùng ẩm thực địa phương hấp dẫn.

---
🎉
Buổi lễ công bố đường bay được tổ chức tại Hiroshima trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh, đại diện chính quyền tỉnh Hiroshima.

---
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thống đốc tỉnh Hiroshima, ông Masahiko Tanabe, chia sẻ:

"Tỉnh Hiroshima và sân bay quốc tế Hiroshima đang cùng phối hợp để mở rộng mạng bay của tỉnh nhà. Tôi rất phấn khởi với đường bay mới công bố ngày hôm nay, là đường bay đầu tiên nối khu vực Chugoku và Shikoku với Việt Nam. Với các đường bay thẳng mới của Vietjet, tôi kỳ vọng việc hợp tác sẽ tích cực hơn trên nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh doanh, thương mại và du lịch".

348318003_792944198769663_5495068653537854351_n.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Tòa án Tối Cao

Tao là gay
Chủ thớt

Sự coi trọng của Nhóm G7 và nước Chủ tịch với Việt Nam

Khách mời của Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay gồm lãnh đạo cấp cao của 8 quốc gia và 6 tổ chức quốc tế (Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và Ngân hàng Phát triển châu Á).

Điểm đặc biệt, là đa số các nước khách mời đều nằm ở Nam Bán Cầu...Trong đó, trọng điểm là 2 nước có nên kinh tế ĐANG PHÁT TRIỂN của Asean là Indo và VN....
Điều này, chứng minh cho sự tập trung của các nền kinh tế siêu cường tập trung vào vũng trũng đầy tiềm năng của Thế Giới trong 20 năm chiến lượt ( 2024-2043 )
 

Tòa án Tối Cao

Tao là gay
Chủ thớt
Hội nghị dự kiến thông qua "Chương trình hành động Hiroshima về an ninh lương thực toàn cầu tự cường". Đây là lần đầu tiên Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng thông qua một văn kiện chung.

Đây là hội nghị đa phương quan trọng, diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế, an ninh thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tác động nhiều mặt đến môi trường an ninh và phát triển của các nước. Hội nghị được Nhật Bản đăng cai tổ chức trong vai trò Chủ tịch Nhóm G7 năm 2023, đồng thời Nhật cũng là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2024.

Ngày 20/3/2023, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã mời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng 2023. Đây là lần thứ 3 Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng và là lần thứ hai theo lời mời của Nhật Bản.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng ngày 26-28/5/2016 tại Nhật Bản và Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng ngày 9/6/2018 tại Canada. Việt Nam cũng là một trong hai nước Đông Nam Á được Nhật Bản mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay.

Điều này cho thấy sự coi trọng của Nhật Bản, Chủ tịch G7 năm 2023 nói riêng và Nhóm G7 nói chung với vị thế, vai trò của Việt Nam trong khu vực. Sự tham dự của Việt Nam khẳng định vai trò, vị thế và đóng góp cho nỗ lực chung nhằm thúc đẩy hợp tác, duy trì tăng trưởng và giải quyết các thách thức chung của cộng đồng quốc tế.
 
Bên trên