• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Tổng Bí thư: "Không xứng đáng thì từ chức đi, rút lui trong danh dự"

VIP000

Thạc sĩ

Chia sẻ quan điểm phòng chống tham nhũng, Tổng Bí thư nhấn mạnh xử lý, thay thế cán bộ không làm việc hoặc đã nhúng chàm. "Đã không xứng đáng thì từ chức đi, rút lui trong danh dự", Tổng Bí thư nói.​

Sáng 13/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội thuộc đơn vị bầu cử số 1 TP Hà Nội đã tiếp xúc cử tri 3 quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, để trao đổi nhiều vấn đề trước thềm kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV (khai mạc ngày 22/5 tới).
Sau khi lắng nghe ý kiến chia sẻ của cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng dành nhiều thời gian trao đổi về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực - nội dung luôn được các cử tri quan tâm đặc biệt.
"Nếu thấy tay nhúng chàm, tốt nhất là xin thôi"
Tổng Bí thư khẳng định phòng chống tham nhũng không phải nội bộ đánh nhau, phe nọ đánh phe kia, mà cuộc chiến đó là vì đất nước, vì nhân dân.
"Nếu nói nhẹ, cán bộ khi có chức có quyền dễ lợi dụng để "chấm mút", còn nói nặng, đó là ăn cắp, ăn cướp của dân, cấu kết với nhau nhằm tham nhũng, tiêu cực, làm cho Đảng, Nhà nước mất uy tín", Tổng Bí thư nói.
Tổng Bí thư: Không xứng đáng thì từ chức đi, rút lui trong danh dự - 1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri trước thềm kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV (Ảnh: Đăng Khoa).
Theo người đứng đầu Đảng, về cơ bản, những vụ án, vụ việc tồn tại "nổi tiếng" đã được đưa ra xét xử trong thời gian qua. Có một vài cá nhân trốn đi nước ngoài, song Tổng Bí thư cho rằng "trốn cũng không được", vì tòa đã xét xử vắng mặt.
Tổng Bí thư cho rằng với một người là tội phạm, các cơ quan sẽ theo luật pháp quốc tế, phối hợp với quốc gia mà tội phạm đang lẩn trốn để bắt về. Đó là những giải pháp đấu tranh rất quyết liệt.
Bên cạnh xử lý phần ngọn, Tổng Bí thư lưu ý phần gốc là phải chống suy thoái về tư tưởng, chính trị, bởi nếu cán bộ có đạo đức, tư tưởng tốt sẽ không tham ô, tham nhũng. Thay vào đó, họ sẽ biết đó là cái xấu và phải tránh ra.
Nêu thực tế hiện nay, Tổng Bí thư nhắc đến việc cho thôi nhiệm vụ với nhiều cán bộ lãnh đạo, kể cả lãnh đạo cấp cao. "Nếu đã vi phạm rồi, thấy tay nhúng chàm rồi, tốt nhất là xin thôi. Thế là nhẹ nhàng, nhân văn nhất", theo Tổng Bí thư.
Người đứng đầu Đảng cho biết khi có chủ trương này, có người xuyên tạc chuyện "phe cánh đánh nhau", nhưng càng thực hiện càng thấy chủ trương đó là đúng, là nhân văn, mở đường cho cán bộ chứ không phải cốt là xử nặng người vi phạm.
Vì thế, việc tạo ra những cơ chế răn đe, cảm hóa có ý nghĩa rất lớn, đang dần đi vào nề nếp ở các cấp, các ngành.
Dẫn chứng từ việc thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng cấp tỉnh, Tổng Bí thư nhấn mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực cũng phải toàn dân, tất cả các cấp cùng làm, không phải để Trung ương thực hiện, còn ở dưới không làm gì.
"Trung ương không xuống làm hộ. Anh nào ở địa phương không làm được thì xử lý, thay thế. Đã không xứng đáng thì từ chức đi. Gần đây rất nhiều trường hợp thế rồi và đang còn nữa, các đồng chí cứ chờ xem. Vừa nhẹ nhàng, êm ái và tự giác rút lui. Rút lui trong danh dự là tốt nhất", Tổng Bí thư chia sẻ quan điểm.
Nhắc đến việc triển khai phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở cấp tỉnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mong Hà Nội gương mẫu đi đầu, ai không làm thì đứng sang một bên và rút lui trong danh dự.
Đề nghị tăng nặng chế tài, xử nghiêm tham nhũng
Trước đó, đại diện cử tri quận Hai Bà Trưng, bà Nguyễn Thu Vân hoan nghênh kết quả của Trung ương trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Việc kiên quyết xử lý vụ việc tham nhũng lớn, không phân biệt vùng cấm, theo cử tri, đã góp phần làm trong sạch bộ máy Nhà nước, lập lại kỷ cương, tăng cường lòng tin của nhân dân.
Tuy nhiên, cử tri lo lắng khi một số vụ tham nhũng lớn vừa qua ở nhiều bộ, ngành, địa phương có tính hệ thống, liên kết với nhau để cùng thực hiện hành vi tham nhũng trên phạm vi rất rộng. Như vụ án liên quan đến đăng kiểm có gần 500 người với hơn 70 trung tâm đăng kiểm bị khởi tố.
"Dư luận rất bức xúc vì hành vi sai phạm diễn ra nhiều năm, ở nhiều cấp. Đề nghị xử lý thật nghiêm", bà Vân nêu quan điểm, đồng thời kiến nghị Quốc hội, Chính phủ đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, tăng nặng chế tài để xử lý nghiêm khắc hành vi tham nhũng.
Song song với đó, các cơ quan cần xây dựng, thực thi cơ chế việc kiểm soát quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn; quan tâm cải cách tiền lương để cán bộ không cần tham nhũng…
Tổng Bí thư: Không xứng đáng thì từ chức đi, rút lui trong danh dự - 2

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri và trao đổi nhiều vấn đề trước thềm kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV (Ảnh: Đăng Khoa).
Cử tri Nguyễn Đức Thuận (quận Đống Đa) cho rằng công tác phòng chống tham nhũng tiếp tục được thực hiện quyết liệt, không có vùng cấm. Minh chứng là nhiều vụ án, vụ việc lớn được điều tra, xử lý kịp thời.
Ông đề nghị Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực các cấp tiếp tục chỉ đạo, có những biện pháp phòng ngừa "từ sớm, từ xa" để ngăn ngừa, hạn chế tham nhũng, tiêu cực.
Nêu kiến nghị về nội dung của kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, ông Thuận chia sẻ băn khoăn về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Dù đã được triển khai lấy ý kiến nhân dân, song cử tri này cho biết còn nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề thu hồi đất để thực hiện dự án.
"Quyền lợi của người có đất bị thu hồi được đảm bảo ra sao? Giá đất khi bị thu hồi thấp nhưng khi đầu tư hạ tầng thì giá đất rất cao. Sự chênh lệch đó gây mất công bằng", ông Thuận nêu vấn đề.
Ông đồng thời đề nghị quy định rõ trong dự thảo luật để thực hiện được quy định người bị thu hồi đất khi chuyển đến nơi ở tái định cư sẽ được bảo đảm thu nhập, điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, tránh tình trạng "đem con bỏ chợ".
 
Bên trên