koreaandjapan
Lựa chọn bóng tối
Trở lại với sông nước cũng là trở lại với cội nguồn Sài Gòn - một thành phố ngay từ khởi thủy luôn khát vọng hội nhập giữa truyền thống và cách tân, giữa dân tộc và thế giới!
Lần đầu tiên tôi thấy Sài Gòn rạng rỡ như vậy khi đứng trên boong một con tàu viễn dương, đi từ “phao số không” ngoài khơi xa, dần dần xuôi sông Lòng Tàu, nhẹ nhàng cập bến Nhà Rồng. Ngày xửa ngày xưa, người Việt theo các ghe bầu của người Chăm từ Phan Thiết, Phan Rang hay theo các đoàn chiến thuyền từ Quy Nhơn, Đà Nẵng vào đây trên cùng thủy lộ này, cũng đã gặp khung cảnh tương tự.
Dõi theo lịch sử hình thành Sài Gòn, chúng ta sẽ thấy thành phố này chào đời và lớn mạnh từ sông biển. Liệu có thể phục hưng vẻ đẹp và thế mạnh vẹn toàn, hoàn mỹ ấy?
Khởi đầu từ làng chài và cảng thị
Theo các dấu tích khảo cổ, đất Sài Gòn khởi đầu từ một vài làng chài ở khu vực Cần Giờ (di tích giồng Cá Vồ - thuộc vương quốc cổ Phù Nam, thế kỷ I - VII). Thời kỳ ấy, mặc dù sát biển nhưng Cần Giờ (gốc từ tiếng Khmer “Kancheou”, có nghĩa là Thuyền Thúng) - song hành với Vũng Tàu, không thể trở thành một cảng thị phồn thịnh như Óc Eo (Ba Thê, An Giang ngày nay). Vì cả hai đều là đất rừng ngập mặn, ao đầm hoang vắng, cách xa các vùng đã khai khẩn trồng lúa. Mãi nhiều thế kỷ sau, khi vương quốc Chân Lạp thay thế Phù Nam, người bản địa từ đầu nguồn các sông đổ xuống khai khẩn vùng hạ lưu nhiều hơn.
Từ ấy dần dần hình thành một xóm chợ ven bờ sông - được người Khmer gọi là Kras Krobey, người Việt gọi là Bến Nghé. Khi Chân Lạp phân liệt thành hai chính quyền là Thủy Chân Lạp (miệt dưới) và Thượng Chân Lạp (miệt trên), vua Thủy Chân Lạp đặt kinh đô ở thị tứ ven sông này, tên gọi truyền lại là Prei Nokor (cung điện hoặc đền đài trong rừng).
Tranh vẽ màu phối cảnh quy hoạch Sài Gòn 1898 của người Pháp cho thấy dòng sông Sài Gòn và các kênh rạch là hoạt động giao thông chính của thành phố. Trên góc phải của tranh có logo Sài Gòn với chiếc thuyền buồm và dòng sông nằm ở vị trí trung tâm (ảnh tư liệu)
Hiện giờ, chúng ta chưa rõ Prei Nokor ra đời năm nào và quy mô lớn nhỏ ra sao. Có thể hoàng thành và hoàng cung của Prei Nokor là vùng người Việt sau này gọi là Phú Lâm, Chợ Rẫy và Chợ Quán (ba cái tên đều thể hiện dấu tích rừng và thị tứ, gộp chung thành vùng Chợ Lớn). Trong đó, có lẽ tâm điểm là khu vực đồn Cây Mai, nguyên là chùa và đền đài lớn của người Khmer (1).
Từ vùng Chợ Lớn, có nhiều kênh rạch (hậu thân là kênh Tàu Hũ và đường Nguyễn Trãi) thông ra khu vực bờ sông Bến Nghé, đón tàu từ biển vào. Đồng thời từ vùng này lại có đường thủy - người Việt gọi là kênh Chợ Gạo - cái tên cho thấy ý nghĩa kinh tế, dẫn đến Gò Công - Cần Đước -vùng lúa gạo, cây trái và hải sản. Kinh đô Thủy Chân Lạp còn có cả đường thủy và đường bộ thuận tiện ngược lên Thượng Chân Lạp - vùng Biển Hồ giàu có.
Nhờ đó, thuyền buôn người Hoa, người Việt, người Chăm, người Nhật, người Java, người phương Tây và người Việt từ nhiều nơi đổ đến Prei Nokor, hình thành nên một tân cảng thị tấp nập.
Kinh đô hưng vượng
Từ Phú Xuân - Huế xa xăm, chúa Nguyễn đã thấy được vị trí và nguồn lợi của Prei Nokor. Từ năm 1623, sau khi gả công chúa Ngọc Vạn cho vua Thủy Chân Lạp, chúa Nguyễn khôn khéo xin thầu thu thuế các thuyền buôn tại đây.
Một số học giả cho rằng vùng Cầu Kho và Cột cờ Thủ Ngữ hiện tại chính là địa điểm đặt hai đồn thu thuế của chúa Nguyễn. Để rồi, trong vòng 65 năm sau, từ hai “cứ điểm” kinh tế và quân sự đó, người Việt và quân đội Việt tỏa rộng khắp miền đất từ Đồng Nai đến sông Tiền. Năm 1698, Thống chế Nguyễn Hữu Cảnh chính thức khép lại vương quốc Thủy Chân Lạp. Cảng thị Prei Nokor trở thành đô thị Việt Nam, mang tên phủ Tân Bình. Cũng từ đấy, con sông dẫn vào đô thị này, trước người Việt gọi là Ngưu Chữ, đổi tên là Tân Bình Giang (2).
Nhờ có khu người Hoa - Chợ Lớn và cảng Bến Nghé - nối liền sông biển, Gia Định vươn lên là một trung tâm buôn bán và giao lưu với cả phương Đông và phương Tây. Tựa vào sông Tân Bình, hệ thống rạch Bến Nghé và rạch Thị Nghè, Nguyễn Ánh cho xây dựng một tòa thành đồ sộ. Thêm nữa, Gia Định còn được quy hoạch, dựa trên kinh nghiệm của châu Âu, là một thành phố lớn chưa từng có hướng ra biển.
Các khu vực ven sông biển, kênh rạch, hồ nước lớn nên ưu tiên dành đất làm công viên sinh thái, công viên lịch sử và bảo tàng chứ không thể chỉ dành cho các công trình thương mại, khu giải trí, khu dân cư cao cấp. Ảnh: Trung Dũng
Bước vào đầu thế kỷ XIX, tương lai của Gia Định phồn thịnh đã rộng mở. Song rất tiếc, sau chiến thắng Tây Sơn, nhà Nguyễn đã xoay bánh xe lịch sử đi lạc hướng. Khi ấy nước Nhật chuyển sang canh tân vũ bão, trong đó có việc dời đô từ Kyoto sang thành phố cảng Tokyo, thì nhà Nguyễn làm ngược lại.
Vua Gia Long chuyển kinh đô ra Huế và chỉ đặt Gia Định làm thủ phủ Nam kỳ. Nhưng rồi, Gia Định lại bị vua Minh Mạng giáng cấp thành một tỉnh trong “lục tỉnh” sau khi khởi nghĩa Lê Văn Khôi thất bại năm 1835. Từ đó, sức mạnh vốn có của “cố đô” Gia Định bị kìm tỏa trong vòng vây “trọng nông - ức thương” và “bế quan, tỏa cảng”- áp đặt oan nghiệt trên cả nước.
Con tàu tiên phong
Hai mươi ba năm sau, 1858, người Pháp đến Việt Nam với tầm nhìn của một đế chế công nghiệp, đã nhận ra vị trí và nguồn lực đồng bằng kết nối sông biển của Sài Gòn. Họ nhanh chóng tiến chiếm thành phố này để làm căn cứ hải quân và hậu cứ kinh tế cho cuộc chiến xâm lược. Chính quyền Pháp còn xây dựng một đô thị Sài Gòn hoàn toàn mới, là trung tâm kinh tế đầu tàu của cả dải đất Đông Dương trù phú và là căn cứ giao thương hùng mạnh của Pháp ở Viễn Đông. Tham vọng lớn lao đó được khởi động trước nhất bằng việc xây dựng thương cảng và quân cảng ở Sài Gòn.
Khi tiếng súng giao tranh chưa chấm dứt, các đô đốc Pháp đã cho làm mới bến tàu Khánh Hội thành cảng tân tiến và hiện đại. Thương cảng Sài Gòn mở cửa vào đầu năm 1860 và lập tức cạnh tranh ngay với cảng Hồng Kông và Singapore bằng cách không đánh thuế hàng hóa ra vào.
Cùng thời gian này, thủy xưởng của nhà Nguyễn được nâng cấp thành công xưởng Ba Son chuyên sửa chữa và đóng tàu cho cả chiến thuyền và thương thuyền. Từ cuối những năm 1860, một đường cáp ngầm điện tín xuyên biển từ Sài Gòn đi Pháp và tỏa ra các châu lục khác được thiết lập. Lúa gạo, nông sản, tơ lụa, hàng thủ công dồi dào của Nam kỳ và cả nước, qua cảng Sài Gòn xuất khẩu khắp thế giới.
Thuyền du lịch trên sông Sài Gòn và taxi nước sẽ là phương tiện giao thông hiện đại phổ biến và lý thú nay mai (ảnh chụp chiều tối 12.7.2020).
Trong các thập niên kế tiếp, một loạt các đại lý hàng hải, bảo hiểm, ngân hàng, các thương vụ kiêm lãnh sự các nước Anh, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan, Đức, Mỹ, Áo - Hung, Nhật Bản, Xiêm La… lần lượt mở văn phòng - tề tựu dọc đại lộ Napoleon (bến Bạch Đằng) và đại lộ Belgique (bến Chương Dương) hay kênh Chợ Vải (Nguyễn Huệ). Các hãng tàu biển chở khách và chở hàng ra vào Sài Gòn, nhộn nhịp nối tiếp, thông thương các nước Á Đông, Trung Đông, Tây Âu, Bắc Mỹ.
Bên cạnh đó, Công ty Vận tải đường sông Nam Kỳ đã có các tuyến đường từ Sài Gòn đi các tỉnh Nam kỳ, Phnôm Pênh, Bangkok và Hạ Lào (3). Trước hai cuộc thế chiến, nhiều tàu chiến Pháp, Nga, Anh, Mỹ, Úc… từng cập bến Sài Gòn, thăm viếng và sửa chữa định kỳ.
Trong khi ấy, các con kênh nối Sài Gòn với Chợ Lớn và miền Tây được nạo vét và mở rộng ngay từ thập niên 1860. Nhiều con kênh trong trung tâm thành phố chỉ bị lấp đi vào cuối những năm 1870 - 1880. Còn hệ thống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (10km), kênh Bến Nghé - Tàu Hũ (20km) và nhiều con kênh khác tỏa ra các hướng vẫn được duy trì tốt. Người Pháp còn cho làm thêm kênh Vành Đai nối rạch Thị Nghè với Chợ Lớn (1875) và kênh Tẻ - kênh Đôi (1906) để tăng năng lực vận chuyển giữa Sài Gòn với miền Tây. Năm 1929, tại bến tàu Bạch Đằng hiện giờ, Tổng cục Du lịch Đông Dương khai trương tuyến du lịch bằng thủy phi cơ từ Sài Gòn đến Angkor -Siem Reap (Campuchia).
Dấu tích Sài Gòn là thành phố sông nước còn thể hiện trên Gia Định Báo. Ngay từ lúc ra đời (1865), tờ báo này luôn có chuyên mục thông tin dự báo con nước lên xuống ở vị trí hàng đầu. Một điều thú vị khác, hình ảnh trung tâm trên logo của Tòa thị chính Sài Gòn (tồn tại từ 1870-1950) chính là chiếc thuyền buồm và dòng sông khỏe khoắn. Đó chính là hình ảnh đặc trưng của Sài Gòn - kinh đô hội tụ cả sông biển và các dòng chảy quốc gia và quốc tế!
Khôi phục sức mạnh sông nước
TP.HCM ngày nay có đến 39 tuyến kênh rạch với hơn 7.900km và 20km bờ biển, chưa kể nhiều ao đầm, bán đảo và cù lao đa dạng. Tài nguyên sông nước của thành phố rất phong phú, không chỉ về thiên nhiên, cảnh quan, khí hậu hay sinh vật. Tài nguyên đó còn bao gồm chợ búa, bến đò, công trình xây dựng, di tích văn hóa-lịch sử, cơ sở vận tải và du lịch, công trình quốc phòng và hàng hải ven sông và trên mặt nước.
Vậy mà, trong nhiều thập niên, nhiều kênh rạch, sông hồ, bờ biển bị ô nhiễm hay khai thác sai trái, hoặc lấn chiếm và xóa bỏ. Không ít kiến trúc và cảnh quan lịch sử ven sông nước đã “tan tác”. Đáng kể là pháo đài Rạch Cát, thủy xưởng Ba Son, cảng Khánh Hội, Tân Cảng, lò gốm Hưng Lợi, nhà đèn Chợ Quán, phà Thủ Thiêm, cầu Ba Cẳng, cầu Chà Và, cầu Nhị Thiên Đường…
Hoàn toàn có thể hướng đến du lịch du thuyền, tạo ra một sản phẩm mới độc đáo cho thành phố bởi sức hút của loại hình này, và phong trào chơi du thuyền sẽ còn phát triển mạnh. Trong ảnh: Những chiếc du thuyền hai thân giá hàng triệu USD lướt trên sông Sài Gòn. Ảnh: CTV
Hiện tại, các chuyên gia quy hoạch và kinh tế đang khởi thảo các kế hoạch quy hoạch và phát triển các hành lang ven sông, cải tạo kênh rạch nội thành, xây dựng mới bán đảo Thủ Thiêm, Thanh Đa - Bình Quới và Cần Giờ, từ nay đến 2030 và xa hơn. Một số ý kiến cho rằng TP.HCM nên học hỏi London, Milan, Venice, Seoul, San Antonio - những đô thị thành công trong việc chỉnh trang cả trên bờ và dưới nước. Tuy nhiên thành phố còn một “kho báu” không thể lãng quên. Đó chính là “vốn xưa” trong xây dựng Gia Định của tổ tiên và xây dựng hai thành phố song đôi Sài Gòn-Chợ Lớn của nhiều thế hệ Pháp - Việt.
Theo đó, các khu vực ven sông biển, kênh rạch, hồ nước lớn nên ưu tiên dành đất làm công viên sinh thái, công viên lịch sử và bảo tàng chứ không thể chỉ dành cho các công trình thương mại, khu giải trí, khu dân cư cao cấp. Các kiến trúc cổ, các công trình tâm linh, các chợ bên sông, các bến tàu và đường thủy cần được giữ gìn tốt và sử dụng đa năng để hợp thành một hệ thống văn hóa - kinh tế bền vững.
Có làm được như thế mới làm tăng giá trị và chất lượng sống của Sài Gòn cho đông đảo dân chúng. Đồng thời, qua đấy, hãy phục hưng hình ảnh một “kinh đô sông nước” độc đáo và huy hoàng trong Đông Nam Á!
Bài và ảnh: Phúc Tiến
- Đừng đánh mất lịch sử trong “thành phố ngầm” metro!
- Đâu rồi những hạt ngọc di sản
- Nghề “nuôi” du thuyền ở Sài Gòn
Lần đầu tiên tôi thấy Sài Gòn rạng rỡ như vậy khi đứng trên boong một con tàu viễn dương, đi từ “phao số không” ngoài khơi xa, dần dần xuôi sông Lòng Tàu, nhẹ nhàng cập bến Nhà Rồng. Ngày xửa ngày xưa, người Việt theo các ghe bầu của người Chăm từ Phan Thiết, Phan Rang hay theo các đoàn chiến thuyền từ Quy Nhơn, Đà Nẵng vào đây trên cùng thủy lộ này, cũng đã gặp khung cảnh tương tự.
Dõi theo lịch sử hình thành Sài Gòn, chúng ta sẽ thấy thành phố này chào đời và lớn mạnh từ sông biển. Liệu có thể phục hưng vẻ đẹp và thế mạnh vẹn toàn, hoàn mỹ ấy?
Khởi đầu từ làng chài và cảng thị
Theo các dấu tích khảo cổ, đất Sài Gòn khởi đầu từ một vài làng chài ở khu vực Cần Giờ (di tích giồng Cá Vồ - thuộc vương quốc cổ Phù Nam, thế kỷ I - VII). Thời kỳ ấy, mặc dù sát biển nhưng Cần Giờ (gốc từ tiếng Khmer “Kancheou”, có nghĩa là Thuyền Thúng) - song hành với Vũng Tàu, không thể trở thành một cảng thị phồn thịnh như Óc Eo (Ba Thê, An Giang ngày nay). Vì cả hai đều là đất rừng ngập mặn, ao đầm hoang vắng, cách xa các vùng đã khai khẩn trồng lúa. Mãi nhiều thế kỷ sau, khi vương quốc Chân Lạp thay thế Phù Nam, người bản địa từ đầu nguồn các sông đổ xuống khai khẩn vùng hạ lưu nhiều hơn.
Từ ấy dần dần hình thành một xóm chợ ven bờ sông - được người Khmer gọi là Kras Krobey, người Việt gọi là Bến Nghé. Khi Chân Lạp phân liệt thành hai chính quyền là Thủy Chân Lạp (miệt dưới) và Thượng Chân Lạp (miệt trên), vua Thủy Chân Lạp đặt kinh đô ở thị tứ ven sông này, tên gọi truyền lại là Prei Nokor (cung điện hoặc đền đài trong rừng).
Tranh vẽ màu phối cảnh quy hoạch Sài Gòn 1898 của người Pháp cho thấy dòng sông Sài Gòn và các kênh rạch là hoạt động giao thông chính của thành phố. Trên góc phải của tranh có logo Sài Gòn với chiếc thuyền buồm và dòng sông nằm ở vị trí trung tâm (ảnh tư liệu)
Hiện giờ, chúng ta chưa rõ Prei Nokor ra đời năm nào và quy mô lớn nhỏ ra sao. Có thể hoàng thành và hoàng cung của Prei Nokor là vùng người Việt sau này gọi là Phú Lâm, Chợ Rẫy và Chợ Quán (ba cái tên đều thể hiện dấu tích rừng và thị tứ, gộp chung thành vùng Chợ Lớn). Trong đó, có lẽ tâm điểm là khu vực đồn Cây Mai, nguyên là chùa và đền đài lớn của người Khmer (1).
Từ vùng Chợ Lớn, có nhiều kênh rạch (hậu thân là kênh Tàu Hũ và đường Nguyễn Trãi) thông ra khu vực bờ sông Bến Nghé, đón tàu từ biển vào. Đồng thời từ vùng này lại có đường thủy - người Việt gọi là kênh Chợ Gạo - cái tên cho thấy ý nghĩa kinh tế, dẫn đến Gò Công - Cần Đước -vùng lúa gạo, cây trái và hải sản. Kinh đô Thủy Chân Lạp còn có cả đường thủy và đường bộ thuận tiện ngược lên Thượng Chân Lạp - vùng Biển Hồ giàu có.
Nhờ đó, thuyền buôn người Hoa, người Việt, người Chăm, người Nhật, người Java, người phương Tây và người Việt từ nhiều nơi đổ đến Prei Nokor, hình thành nên một tân cảng thị tấp nập.
Kinh đô hưng vượng
Từ Phú Xuân - Huế xa xăm, chúa Nguyễn đã thấy được vị trí và nguồn lợi của Prei Nokor. Từ năm 1623, sau khi gả công chúa Ngọc Vạn cho vua Thủy Chân Lạp, chúa Nguyễn khôn khéo xin thầu thu thuế các thuyền buôn tại đây.
Một số học giả cho rằng vùng Cầu Kho và Cột cờ Thủ Ngữ hiện tại chính là địa điểm đặt hai đồn thu thuế của chúa Nguyễn. Để rồi, trong vòng 65 năm sau, từ hai “cứ điểm” kinh tế và quân sự đó, người Việt và quân đội Việt tỏa rộng khắp miền đất từ Đồng Nai đến sông Tiền. Năm 1698, Thống chế Nguyễn Hữu Cảnh chính thức khép lại vương quốc Thủy Chân Lạp. Cảng thị Prei Nokor trở thành đô thị Việt Nam, mang tên phủ Tân Bình. Cũng từ đấy, con sông dẫn vào đô thị này, trước người Việt gọi là Ngưu Chữ, đổi tên là Tân Bình Giang (2).
Vào nửa cuối thế kỷ XVIII, trải qua nhiều cơn binh lửa, Tân Bình mang tên mới là Gia Định, bắt đầu một thời kỳ hưng vượng sung túc. Từ 1788 - 1802, Gia Định là kinh đô và hậu cứ lớn nhất của nhà Nguyễn trong cuộc chiến trường kỳ với Tây Sơn. Từ đây, nhân tài (người Việt, Hoa, Khmer, Chăm, Lào, Tây Nguyên, Tây Âu…) và vật lực (lúa gạo sông Tiền, lâm sản Đồng Nai…) được huy động dồi dào cho cuộc chiến.Dõi theo lịch sử hình thành Sài Gòn, chúng ta sẽ thấy thành phố này chào đời và lớn mạnh từ sông biển.
Nhờ có khu người Hoa - Chợ Lớn và cảng Bến Nghé - nối liền sông biển, Gia Định vươn lên là một trung tâm buôn bán và giao lưu với cả phương Đông và phương Tây. Tựa vào sông Tân Bình, hệ thống rạch Bến Nghé và rạch Thị Nghè, Nguyễn Ánh cho xây dựng một tòa thành đồ sộ. Thêm nữa, Gia Định còn được quy hoạch, dựa trên kinh nghiệm của châu Âu, là một thành phố lớn chưa từng có hướng ra biển.
Các khu vực ven sông biển, kênh rạch, hồ nước lớn nên ưu tiên dành đất làm công viên sinh thái, công viên lịch sử và bảo tàng chứ không thể chỉ dành cho các công trình thương mại, khu giải trí, khu dân cư cao cấp. Ảnh: Trung Dũng
Bước vào đầu thế kỷ XIX, tương lai của Gia Định phồn thịnh đã rộng mở. Song rất tiếc, sau chiến thắng Tây Sơn, nhà Nguyễn đã xoay bánh xe lịch sử đi lạc hướng. Khi ấy nước Nhật chuyển sang canh tân vũ bão, trong đó có việc dời đô từ Kyoto sang thành phố cảng Tokyo, thì nhà Nguyễn làm ngược lại.
Vua Gia Long chuyển kinh đô ra Huế và chỉ đặt Gia Định làm thủ phủ Nam kỳ. Nhưng rồi, Gia Định lại bị vua Minh Mạng giáng cấp thành một tỉnh trong “lục tỉnh” sau khi khởi nghĩa Lê Văn Khôi thất bại năm 1835. Từ đó, sức mạnh vốn có của “cố đô” Gia Định bị kìm tỏa trong vòng vây “trọng nông - ức thương” và “bế quan, tỏa cảng”- áp đặt oan nghiệt trên cả nước.
Con tàu tiên phong
Hai mươi ba năm sau, 1858, người Pháp đến Việt Nam với tầm nhìn của một đế chế công nghiệp, đã nhận ra vị trí và nguồn lực đồng bằng kết nối sông biển của Sài Gòn. Họ nhanh chóng tiến chiếm thành phố này để làm căn cứ hải quân và hậu cứ kinh tế cho cuộc chiến xâm lược. Chính quyền Pháp còn xây dựng một đô thị Sài Gòn hoàn toàn mới, là trung tâm kinh tế đầu tàu của cả dải đất Đông Dương trù phú và là căn cứ giao thương hùng mạnh của Pháp ở Viễn Đông. Tham vọng lớn lao đó được khởi động trước nhất bằng việc xây dựng thương cảng và quân cảng ở Sài Gòn.
Khi tiếng súng giao tranh chưa chấm dứt, các đô đốc Pháp đã cho làm mới bến tàu Khánh Hội thành cảng tân tiến và hiện đại. Thương cảng Sài Gòn mở cửa vào đầu năm 1860 và lập tức cạnh tranh ngay với cảng Hồng Kông và Singapore bằng cách không đánh thuế hàng hóa ra vào.
Cùng thời gian này, thủy xưởng của nhà Nguyễn được nâng cấp thành công xưởng Ba Son chuyên sửa chữa và đóng tàu cho cả chiến thuyền và thương thuyền. Từ cuối những năm 1860, một đường cáp ngầm điện tín xuyên biển từ Sài Gòn đi Pháp và tỏa ra các châu lục khác được thiết lập. Lúa gạo, nông sản, tơ lụa, hàng thủ công dồi dào của Nam kỳ và cả nước, qua cảng Sài Gòn xuất khẩu khắp thế giới.
Thuyền du lịch trên sông Sài Gòn và taxi nước sẽ là phương tiện giao thông hiện đại phổ biến và lý thú nay mai (ảnh chụp chiều tối 12.7.2020).
Trong các thập niên kế tiếp, một loạt các đại lý hàng hải, bảo hiểm, ngân hàng, các thương vụ kiêm lãnh sự các nước Anh, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan, Đức, Mỹ, Áo - Hung, Nhật Bản, Xiêm La… lần lượt mở văn phòng - tề tựu dọc đại lộ Napoleon (bến Bạch Đằng) và đại lộ Belgique (bến Chương Dương) hay kênh Chợ Vải (Nguyễn Huệ). Các hãng tàu biển chở khách và chở hàng ra vào Sài Gòn, nhộn nhịp nối tiếp, thông thương các nước Á Đông, Trung Đông, Tây Âu, Bắc Mỹ.
Bên cạnh đó, Công ty Vận tải đường sông Nam Kỳ đã có các tuyến đường từ Sài Gòn đi các tỉnh Nam kỳ, Phnôm Pênh, Bangkok và Hạ Lào (3). Trước hai cuộc thế chiến, nhiều tàu chiến Pháp, Nga, Anh, Mỹ, Úc… từng cập bến Sài Gòn, thăm viếng và sửa chữa định kỳ.
Trong khi ấy, các con kênh nối Sài Gòn với Chợ Lớn và miền Tây được nạo vét và mở rộng ngay từ thập niên 1860. Nhiều con kênh trong trung tâm thành phố chỉ bị lấp đi vào cuối những năm 1870 - 1880. Còn hệ thống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (10km), kênh Bến Nghé - Tàu Hũ (20km) và nhiều con kênh khác tỏa ra các hướng vẫn được duy trì tốt. Người Pháp còn cho làm thêm kênh Vành Đai nối rạch Thị Nghè với Chợ Lớn (1875) và kênh Tẻ - kênh Đôi (1906) để tăng năng lực vận chuyển giữa Sài Gòn với miền Tây. Năm 1929, tại bến tàu Bạch Đằng hiện giờ, Tổng cục Du lịch Đông Dương khai trương tuyến du lịch bằng thủy phi cơ từ Sài Gòn đến Angkor -Siem Reap (Campuchia).
Dấu tích Sài Gòn là thành phố sông nước còn thể hiện trên Gia Định Báo. Ngay từ lúc ra đời (1865), tờ báo này luôn có chuyên mục thông tin dự báo con nước lên xuống ở vị trí hàng đầu. Một điều thú vị khác, hình ảnh trung tâm trên logo của Tòa thị chính Sài Gòn (tồn tại từ 1870-1950) chính là chiếc thuyền buồm và dòng sông khỏe khoắn. Đó chính là hình ảnh đặc trưng của Sài Gòn - kinh đô hội tụ cả sông biển và các dòng chảy quốc gia và quốc tế!
Khôi phục sức mạnh sông nước
TP.HCM ngày nay có đến 39 tuyến kênh rạch với hơn 7.900km và 20km bờ biển, chưa kể nhiều ao đầm, bán đảo và cù lao đa dạng. Tài nguyên sông nước của thành phố rất phong phú, không chỉ về thiên nhiên, cảnh quan, khí hậu hay sinh vật. Tài nguyên đó còn bao gồm chợ búa, bến đò, công trình xây dựng, di tích văn hóa-lịch sử, cơ sở vận tải và du lịch, công trình quốc phòng và hàng hải ven sông và trên mặt nước.
Vậy mà, trong nhiều thập niên, nhiều kênh rạch, sông hồ, bờ biển bị ô nhiễm hay khai thác sai trái, hoặc lấn chiếm và xóa bỏ. Không ít kiến trúc và cảnh quan lịch sử ven sông nước đã “tan tác”. Đáng kể là pháo đài Rạch Cát, thủy xưởng Ba Son, cảng Khánh Hội, Tân Cảng, lò gốm Hưng Lợi, nhà đèn Chợ Quán, phà Thủ Thiêm, cầu Ba Cẳng, cầu Chà Và, cầu Nhị Thiên Đường…
Hoàn toàn có thể hướng đến du lịch du thuyền, tạo ra một sản phẩm mới độc đáo cho thành phố bởi sức hút của loại hình này, và phong trào chơi du thuyền sẽ còn phát triển mạnh. Trong ảnh: Những chiếc du thuyền hai thân giá hàng triệu USD lướt trên sông Sài Gòn. Ảnh: CTV
Hiện tại, các chuyên gia quy hoạch và kinh tế đang khởi thảo các kế hoạch quy hoạch và phát triển các hành lang ven sông, cải tạo kênh rạch nội thành, xây dựng mới bán đảo Thủ Thiêm, Thanh Đa - Bình Quới và Cần Giờ, từ nay đến 2030 và xa hơn. Một số ý kiến cho rằng TP.HCM nên học hỏi London, Milan, Venice, Seoul, San Antonio - những đô thị thành công trong việc chỉnh trang cả trên bờ và dưới nước. Tuy nhiên thành phố còn một “kho báu” không thể lãng quên. Đó chính là “vốn xưa” trong xây dựng Gia Định của tổ tiên và xây dựng hai thành phố song đôi Sài Gòn-Chợ Lớn của nhiều thế hệ Pháp - Việt.
Theo đó, các khu vực ven sông biển, kênh rạch, hồ nước lớn nên ưu tiên dành đất làm công viên sinh thái, công viên lịch sử và bảo tàng chứ không thể chỉ dành cho các công trình thương mại, khu giải trí, khu dân cư cao cấp. Các kiến trúc cổ, các công trình tâm linh, các chợ bên sông, các bến tàu và đường thủy cần được giữ gìn tốt và sử dụng đa năng để hợp thành một hệ thống văn hóa - kinh tế bền vững.
Có làm được như thế mới làm tăng giá trị và chất lượng sống của Sài Gòn cho đông đảo dân chúng. Đồng thời, qua đấy, hãy phục hưng hình ảnh một “kinh đô sông nước” độc đáo và huy hoàng trong Đông Nam Á!
Bài và ảnh: Phúc Tiến