• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Boeing - 8 tháng hạ giới bằng 8 ngày trên trời!

Cà Chớn

中国
Vào ngày 5 tháng 6 năm 2024, chuyến bay thử nghiệm có người lái đầu tiên của tàu vũ trụ Mỹ Starliner đã được phóng từ Florida bằng tên lửa đẩy Atlas 5 của United Launch Alliance, chuyến bay chở Wilmore và Williams “đi công tác” 8 ngày tới Trạm vũ trụ quốc tế ISS. Tuy nhiên, do các vấn đề kĩ thuật như hỏng động cơ và rò rỉ khí Heli, hai phi hành gia Mỹ đã phải ở lại 8 tháng, chờ Elon Musk bay lên giải cứu vào tháng 2 năm 2025.

8 tháng hạ giới bằng 8 ngày trên trời!

Williams sinh năm 1965 tại Mỹ, cha cô là nhà giải phẫu thần kinh gốc Ấn Độ, mẹ cô là người gốc Slovenia. Cô là con út trong gia đình. Ước mơ ban đầu của Williams là trở thành bác sĩ, nhưng để thi vào ngành y quá khó nên Williams quay xe sang làm bác sĩ thú y, sau cùng anh trai lại khuyến khích cô theo học tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ.

Người đồng hành cũng cô trong chuyến bay thử nghiệm là Wilmore, một phi hành gia, cả hai đều có kinh nghiệm 1 lần bay vào vũ trụ bằng tàu con thoi của Mỹ, 1 lần khác bằng tàu vũ trụ Soyuz của Nga.

Năm 2011, tất cả 6 tàu con thoi của Mỹ ngừng hoạt động. Từ năm 2011 cho đến nay, nếu Mỹ muốn đưa người lên trạm ISS thì bắt buộc phải nhờ tàu Soyuz của Nga. Nói là nhờ nhưng Nga tranh thủ kiếm chác. Ngay lập tức Nga bán vé cho Mỹ với giá cắt cổ, mỗi ghế ngồi Mỹ phải trả 80 triệu đô, điều đó làm người Mỹ cảm thấy không hề dễ chịu. Bởi vậy, Cơ quan Hàng khoang và Vũ trụ Hoa Kỳ đã quyết định táo bạo, đầu tư một dự án thương mại với hi vọng có thể tự mình đưa các phi hành gia lên ISS.

Năm 2014, một cuộc họp quan trọng đã được tổ chức tại Trụ sở NASA ở Washington DC. Các quan chức của NASA đã cùng nhau thảo luận xem ai sẽ là người chế tạo tàu vũ trụ có người lái cho Hoa Kỳ. Tất cả mọi người có mặt trong cuộc họp đều thống nhất chọn hãng Boeing siêu năng lực. Mãi đến khi cuộc họp kết thúc, mới có nhân vật gợi ý nên có một đối thủ cạnh tranh với Boeing, nên SpaceX được đưa đến bàn họp như một chiếc lốp dự phòng.

Vài tháng sau, NASA thông báo rằng hợp đồng tàu vũ trụ có người lái sẽ được trao cho hai công ti - Boeing nhận được 4,2 tỉ USD và SpaceX nhận được 2,6 tỉ USD, với yêu cầu phải có ít nhất một chuyến bay thử nghiệm không người lái thành công, một chuyến bay thử nghiệm có người lái thành công.

Boeing không hài lòng vì không nhận được toàn bộ ngân sách, nhưng Boeing tự tin có thể dễ dàng đánh bại SpaceX, bởi hãng này vừa có kinh nghiệm sản xuất tàu vũ trụ vừa nhận được số tiền lớn hơn.

Tiếng súng khai cuộc vang lên, đội Boeing với tiền đạo thủ quân mang tên “Máy bay giữa các vì sao – Starliner” và đội SpaceX với tiền đạo thủ quân mang tên “Tàu vũ trụ con rồng – Dragon” nhanh chóng lao vào cuộc phân tranh, nhưng tình hình trên sân hoàn toàn trái ngược với những gì công chúng Mỹ và những người yêu nước Mỹ mong đợi.

Trong quá trình thực hiện dự án Starliner đã xảy ra nhiều lỗi thiết kế, chế tạo và các khiếm khuyết khác, dẫn đến tiến độ của tàu vũ trụ liên tục bị chậm trễ. Phải đến tháng 12 năm 2019, Starliner mới bắt đầu chuyến bay thử nghiệm quỹ đạo không người lái đầu tiên.
Trong chuyến bay đầu tiên của Starliner, sau khi tàu vũ trụ cất cánh, đồng hồ trên tàu vũ trụ không đồng bộ với đồng hồ trên mặt đất, hai đồng hồ chênh lệch 11 giờ. Máy tính của tàu vũ trụ tính toán sai thời điểm và cho rằng tàu đã đi chệch hướng nên khởi động động cơ để cố gắng sửa lỗi, nhanh chóng lãng phí toàn bộ nhiên liệu quý giá, chuyến bay đầu tiên kết thúc vội vàng trong sự bàng hoàng của tất cả người Mỹ và người yêu nước Mỹ.

Trong chuyến bay thử nghiệm không người lái thứ hai của Starliner vào ngày 18 tháng 5 năm 2022, một sự cố khác đã xảy ra khiến người ta toát mồ hôi lạnh - trước khi tàu vũ trụ rời trạm vũ trụ, người ta phát hiện ra rằng chương trình điều khiển tàu vũ trụ quay trở lại được viết ngược. Cụ thể mô - đun của hành khách là bay nhanh và mô-đun phi hành đoàn là bay chậm. Nếu tàu rời trạm ISS như dự kiến, hai phần cabin hành khách và cabin phi hành đoàn sẽ không ghép được với nhau sau khi tách ra khỏi trạm ISS, mà ngược lại hai cabin cứ dần xa nhau!

May mắn thay, đội Boeing đã phát hiện kịp thời và điên cuồng sửa đổi mật mã trước khi tàu vũ trụ quay trở lại trái đất, điều đó giúp phi thuyền bay trở về an toàn.

Nhưng vẫn còn rất nhiều các lỗi khác, ví dụ độ bền của dây an toàn không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, độ bền của dây dù không đạt tiêu chuẩn, tên lửa đẩy không bung được dù, dây điện trong tàu vũ trụ bọc bằng các vật liệu dễ cháy có thể gây hoả hoạn. Tất nhiên, những lỗi này chỉ nhỏ thôi, Boeing đã nhanh chóng khắc phục.

Cuối cùng thì chuyến bay có người lái thử nghiệm cũng bắt đầu.

Vào ngày 5 tháng 6 năm 2024 theo giờ địa phương, tại Florida, Hoa Kỳ, hai phi hành gia người Mỹ Wilmore và Williams chuẩn bị lên tàu vũ trụ Starliner, để bay tới Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS.

Thực ra chuyến bay dự định là ngày 2 tháng 6, nhưng đồng hồ đếm ngược từ 1 – 10 lại bị dừng ở 3 phút 50 giây, vì thế mà chuyến bay delay thêm 3 ngày.

Khoảng 2 giờ trước khi phóng, hai phi hành gia đã có mặt tại chỗ nhưng nhận được lệnh "sơ tán khẩn cấp" do hỏng van. Thời điểm đó, các kĩ sư đã phát hiện một vết rò rỉ khí heli nhỏ nhưng dai dẳng từ một miếng đệm trong van đẩy của tên lửa. Helium là một loại khí trơ dùng để bơm nhiên liệu đẩy vào động cơ đẩy. Nếu rò rỉ, cánh quạt không thể hoạt động bình thường. Ngay lập tức, các kĩ sư tài ba đã bịt vết rò rỉ, đảm bảo tàu vũ trụ sẽ bay lên an toàn.

Vài giờ sau khi phóng, nhiều vết rò rỉ khí Heli khác đã xảy ra trong tàu vũ trụ. Để ngăn chặn rò rỉ khí heli, người điều khiển chuyến bay đã đóng một số van, khiến một số bộ phận của hệ thống đẩy bị hỏng. Khi tàu vũ trụ đến gần Trạm ISS, một vấn đề mới nảy sinh, 5 trong số 28 bộ đẩy của hệ thống điều khiển phản ứng trong mô-đun hành khách đột ngột ngừng hoạt động, khiến tàu vũ trụ Starliner không thể cập bến bên ngoài cổng lắp ghép. Một lần nữa, các kĩ sư tài ba đã tiến hành khắc phục sự cố khẩn cấp, sửa chữa 4 trong số 5 bộ đẩy bị lỗi, đảm bảo tàu vũ trụ ghép được vào Trạm ISS một cách chính xác.

Vào ngày 6 tháng 6, sau một số khúc mắc, tàu vũ trụ Starliner cuối cùng đã cập bến Trạm vũ trụ quốc tế ISS một cách suôn sẻ, Williams và Wilmore đã đến trạm vũ trụ an toàn.

8 ngày đi công tác hoá thành 8 tháng.

Trạm vũ trụ quốc tế ISS do Nga sản xuất, vật thể khổng lồ nặng hơn 400 tấn này, đang lặng lẽ lơ lửng trên bầu trời cách trái đất khoảng 400 km. Từ năm 2011 đến nay, "ngôi nhà không gian" cho các phi hành gia từ nhiều quốc gia lần lượt đến đây làm việc và sinh sống trong thời gian ngắn, thứ duy nhất đưa họ đến “ngôi nhà không gian” này là tàu vũ trụ có người lái Soyuz của Nga. Con tàu vũ trụ cổ lỗ sĩ này giống như những “xe buýt” di chuyển giữa mặt đất và không gian, giúp các phi hành gia đến được Trạm vũ trụ quốc tế và quay trở lại Trái đất.

Williams và Wilmore ban đầu dự định ở lại Trạm vũ trụ quốc tế trong 8 ngày và trở về Trái đất vào ngày 14 tháng 6 sau khi hoàn thành nhiệm vụ thử nghiệm. Tuy nhiên, một loạt sự cố trên Starliner đã đặt ra câu hỏi về sự an toàn trong quá trình quay trở lại của nó. NASA đã quyết định đình chỉ quá trình quay trở lại của Starliner và yêu cầu Boeing nhanh chóng khắc phục sự cố cho đến khi các mối nguy hiểm về an toàn được loại bỏ trước khi quay trở lại Trái đất.

Sau rất nhiều cố gắng sửa chữa của những kĩ sư tài ba, cuối cùng thì tin vui cũng đến, tàu vũ trụ Starliner cũng đã quay trở về trái đất an toàn vào ngày 24 tháng 8 năm 2024, nhưng tin xấu là không có ai ngồi trên con tày này, cả Williams và Wilmore vẫn phải ở lại trạm ISS. Cũng may là hai phi hành gia này ở lại, vì chuyến quay trở về của Starliner cũng đã xảy ra hai vụ rò ri khí Heli, nhiệt độ trong khoang tàu quá nóng mà các sĩ sư tài ba không sao khắc phục được trong quá trình bay.

Giọng nói bối rối của những người trên mặt đất một lần nữa lại vang lên: Trạm vũ trụ quốc tế ISS hãy yên tâm, đã có tàu vũ trụ “Rồng – Dragon” có người lái của tỉ phú Elon Musk sẽ thực hiện sứ mệnh, Williams và Wilmore sẽ được quay trở về trái đất vào tháng 2 năm 2025.
Bên ngoài không gian vũ trụ, Williams và Wilmore chia sẻ hiện tại thức ăn vẫn còn đủ, nhưng quần mang theo chỉ đủ mạc 8 ngày, hiện tại cả hai không có quần áo để thay nên đang rất ngứa ngáy, mong muốn của hai nhà du hành vũ trụ một nữ một nam là tàu Rồng nhớ mang theo quần áo giúp họ.

Công chúng Mỹ và những người yêu nước Mỹ đã có thể yên tâm, lần này tỉ phú siêu tài Elon Musk sẽ làm hẳn một “xuồng cứu sinh khẩn cấp”, có nhiệm vụ đưa những phi hành gia Mỹ còn mắc kẹt trong không gian trở về, Hoa Kỳ không cần thiết phải nhờ vả Nga đưa tàu Soyuz lên giải cứu.

Vào ngày 29 tháng 9 năm 2024, tàu vũ trụ Dragon thực hiện sứ mệnh giải cứu không gian với biệt danh "Phi hành đoàn - 8" đã đến Trạm vũ trụ quốc tế ISS. Số lượng phi hành gia trên tàu đã giảm từ 4 xuống còn 2 để nhường chỗ cho Williams và Wilmore. Nhưng thật đáng tiếc, tàu vũ trụ Dragon khi bay lại “quên” không mang quần áo cho Williams và Wilmore, trong khi quần áo của Starliner không tương thích với tàu vũ trụ Dragon. Vậy là tỉ phú Elong Musk và cần phải triển khai tàu vũ trụ Dragon có người lái của sứ mệnh "Phi hành đoàn - 9" để mang vào không gian, giúp hai phi hành gia đang mắc kẹt có thể trở về nhà.

Vì thế, tàu vũ trụ Dragon thực hiện sứ mệnh giải cứu "Phi hành đoàn - 8" đáp xuống trái đất hôm 25 tháng 10 năm 2024, nhưng không có Williams và Wilmore.

Nhưng cả Williams và Wilmore đều yên tâm, vì Elon Musk vừa làm cho thế giới sửng sốt, đặc biệt là công chúng Việt phải mắt chữ O mồm chữ A, khi tên lửa đẩy Starship sau khi hoàn thành sứ mệnh đẩy tàu vũ trụ vào không gian, đã quay trở lại ngồi chễm trệ trên bệ phóng, điều mà không ai dám tin Nga có thể làm được. Báo chí Việt đưa tin, tỉ phú Elon Musk muốn tên lửa của mình tạo nên một cuộc cách mạng cho các chuyến bay vào vũ trụ. Tên lửa Starship của công ty SpaceX của tỉ phú Elon Musk hiện là lớn nhất và mạnh nhất từng được chế tạo.

Nga vẫn như vậy, chiến tranh Nga – Ukraine vẫn đang xảy ra, năm 2024 quá khó khăn với Nga nên tàu vũ trụ Soyuz già nua cũ kĩ chỉ thực hiện được 12 chuyến bay đi về đưa người lên trạm vũ trụ ISS và trở về trái đất.

Cả năm 2024 Nga chỉ đạt được 2 thành tựu vũ trụ.

Một là, lĩnh vực thám hiểm không gian, vào ngày 4/2 Nga đã phá thành công kỉ lục thế giới về tổng thời gian con người ở trong không gian, khi phi hành gia Kononenko trở thành người đầu tiên trải qua tổng cộng 1.110 ngày đêm trong vũ trụ, một con số đáng kinh ngạc.
Hai là, Nga cũng đã đạt được những bước đột phá lớn về phương tiện phóng hạng nặng. Ngày 11/4, Nga đã tiến hành thành công vụ phóng thử nghiệm đầu tiên phương tiện phóng hạng nặng "Angara-A5" tại Sân bay vũ trụ Vostok và đưa trọng tải thử nghiệm lên quỹ đạo Trái đất tầm thấp. Tên lửa được thiết kế ba tầng dài 54,5 mét và nặng khoảng 773 tấn, có khả năng đưa khoảng 24,5 tấn trọng tải vào không gian.

Phía bên kia địa cầu, Mỹ đã có Elon Musk với tên lửa đẩy siêu hạng Starship cao 122m, sẽ đẩy tầu vũ trụ vào không gian nhẹ nhàng, xong nhiệm vụ là bình thản quay về ngồi trên bệ phóng; chính vì thế mà Mỹ không cần nhờ Nga đưa tàu Soyuz lên đón Williams và Wilmore.
Hãy đợi tháng 2 năm 2025…
 
Bên trên